Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Đa tạ & tri ân

Tôi lấy tên cuộc tọa đàm “Nhà báo Phạm Quốc Toàn – Tác giả & Tác phẩm” làm tựa đề cho bài viết ngắn này. Từ lúc ý tưởng thành hình rồi quyết định thực hiện sự kiện vào sáng 19/6/2022, chỉ có 5 ngày chuẩn bị. Hội Nhà báo Việt Nam giao cho Bảo tàng báo chí Việt Nam, Giám đốc Trần Kim Hoa thay mặt lãnh đạo Hội chủ trì về nội dung, khách mời. MHGroup & Busadco cùng đồng hành tổ chức sự kiện. Thời gian gấp gáp, đúng dịp kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí…

Đa tạ & tri ân Đa tạ & tri ân

Phạm Quốc Toàn, Đôi mắt tinh tường, trái tim nhiệt huyết

Cuộc tòa đàm “Phạm Quốc Toàn – tác giả & Tác phẩm” do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 19/6/2022, nhân kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí CM Việt Nam (21/6/1025 – 21/6/2022) diễn ra trong bầu không khí đồng nghiệp ấm áp, thân tình, những lời sẻ chia sâu sắc về ĐỜI và NGHỀ. Buổi chiều và tối 19/6, ngày 20/6 trên mạng xã hội, trang cá nhân, nhiều đồng nghiệp đã bày tỏ tình cảm, sự yêu mến, trân trọng một người cầm bút “ĐỜI SAO THÌ NGHỀ VẬY”! Xin được trích dẫn một số…

Phạm Quốc Toàn, Đôi mắt tinh tường, trái tim nhiệt huyết Phạm Quốc Toàn, Đôi mắt tinh tường, trái tim nhiệt huyết

Nhà báo Phạm Quốc Toàn - Trách nhiệm, tâm huyết, bản lĩnh và nhân văn

Ngày 19/6/2022, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Nhà báo Phạm Quốc Toàn – Tác giả & Tác phẩm” với sự đồng hành của MHGroup và Công ty CP Khoa học công nghệ Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Nhà báo Phạm Quốc Toàn - Trách nhiệm, tâm huyết, bản lĩnh và nhân văn Nhà báo Phạm Quốc Toàn - Trách nhiệm, tâm huyết, bản lĩnh và nhân văn

Nhật ký, Phạm Quốc Toàn, 16.6.2022

Một đời nghề - đam mê Bước qua tuổi 70 đã mấy năm, bạn tôi - doanh nhân Nguyễn Phương, nhân vật Giáo Phương trong tập truyện ngắn “Hoa Bằng Lăng” tôi viết năm 2021, đúng lúc đại dịch COVID-19 bùng phát đợt 4, rủ tôi đi cà phê sáng và đưa ra lời khuyên chân thành: “Em nghỉ cày, bác nghỉ bút, ta vi vu đi chơi cho khỏe, tàu xe và mọi thứ chi tiêu dọc đường cái quan em lo”. Tôi cảm ơn lời khuyên từ tấm lòng thành của Giáo Phương. Cảm nhận tuổi đã cao,…

Nhật ký, Phạm Quốc Toàn, 16.6.2022 Nhật ký, Phạm Quốc Toàn, 16.6.2022

Đứng thẳng - đi tới!

Làng Quỳnh là đất khoa bảng, hiếu học, nổi danh cả nước. Nhà giáo Hồ Đình Khai sinh ra và lớn lên nơi làng Quỳnh, tốt nghiệp Khoa Văn, Đại học sư phạm Vinh, quá nửa cuộc đời gắn bó với xứ Mô Xoài, vùng đất, vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông  vừa có một chuyến thăm thú nhiều nơi ở Hoa Kỳ, hành trang trở về  là mấy cuốn sách quý. Đã thành thông lệ, đi tới đâu, dù bận rộn, người con đất học họ Hồ có thú vui  tìm sách – dù có vượt ký…

Đứng thẳng - đi tới! Đứng thẳng - đi tới!

Nhà báo “Mây phủ Giăng Màn”

“Mây phủ Giăng Màn” là tên sách - tập tự truyện của Bùi Thanh Liêm. Sách Địa chí viết: “Núi Giăng Màn (Khai Trướng) nằm trên dãy Trường Sơn vùng Hà Tĩnh, cao lớn ngang trời trông tựa như tấm màn giăng ngang. Trên cái nền xanh thẳm ấy, một dải trắng rủ xuống, cao đến vài trăm trượng. Đó là suối Vũ Môn của núi Giăng Màn. Núi Giăng Màn hiểm trở, nhiều nơi của chốn ấy chưa có dấu chân người. Tương truyền đó là nơi cá chép mở hội thi vượt Vũ Môn hóa rồng”. Ngôi làng…

Nhà báo “Mây phủ Giăng Màn” Nhà báo “Mây phủ Giăng Màn”

Ngẫu hứng du ngoạn “hoa bằng lăng”

Mỗi nhà văn, mỗi phong cách đã góp phần tạo nên một diện mạo đa dạng và đầy sức sống của truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Phạm Quốc Toàn là “Một nhà báo thực thụ, một nhà quản lý báo chí sắc sảo, tài năng mà thời gian và tác phẩm đã định vị tên tuổi ông trong nhiều thế hệ độc giả và đồng nghiệp” (Nhà thơ, nhà văn Trần Gia Thái - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội). Từ nhà báo, Phạm Quốc Toàn đã thử sức và rất thành công với tiểu thuyết “Từ bến…

Ngẫu hứng du ngoạn “hoa bằng lăng” Ngẫu hứng du ngoạn “hoa bằng lăng”

Lời giới thiệu: "Tím ngát hoa bằng lăng"

Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn(*) Một ngày giữa tháng Ba năm 2021, tôi nhận được tin nhắn của anh Phạm Quốc Toàn: “Chú Tấn ơi, bác in cuốn sách mới, chú Tấn viết giúp bác lời giới thiệu đầu sách!”. Tôi bấm máy trả lời ngay: “Em sẵn lòng. Bác gửi bản thảo (bản mềm) cho em theo địa chỉ email, bác nhé!”.

Lời giới thiệu: Lời giới thiệu:

Mượn tên hoa để định dạng những cuộc đời

Có nhiều người ví nghề văn và báo như anh em sinh đôi. Sự giao thoa từ ngôn ngữ đến phong cách, từ lối tư duy, diễn đạt đến cách trình diễn, sắp đặt đều có sự gần gũi hòa quyện. Vì thế khi nhìn nhận về tác phẩm của một tác giả vừa làm báo, vừa viết văn người ta thường mang những nhận định trên ra làm hệ quy chiếu. Tôi đọc tập Truyện ngắn HOA BẰNG LĂNG của nhà báo, nhà văn Phạm Quốc Toàn cũng không ngoài cách nghĩ mặc định ấy. Nhưng rồi ngay lập…

Mượn tên hoa để định dạng những cuộc đời Mượn tên hoa để định dạng những cuộc đời

QUẢNG TRỊ YÊU THƯƠNG, MÁU VÀ HOA!

Bút ký Phạm Quốc Toàn  Tôi đến thành phố Đông Hà đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, cũng là thời điểm kỷ niệm 47 năm đại thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hơn 3 năm trước, tôi đến vùng chảo lửa tuyến đầu này cùng một người Anh, người Thầy, người con của quê hương Quảng Trị - một trong những cây đại thụ của nền báo chí  nước nhà đương đại - nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa, chính khách  Phan Quang. Lần này ông không thể…

QUẢNG TRỊ YÊU THƯƠNG, MÁU VÀ HOA! QUẢNG TRỊ YÊU THƯƠNG, MÁU VÀ HOA!

Lời giới thiệu: Con ong làm mật, con tằm nhả tơ

PGS, TS. Nguyễn Tuấn Dũng * Giữa những ngày đại dịch COVID -19 đang hoành hành gây bao tang thương cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam, từ thủ đô Hà Nội tôi nhận được điện thoại của nhà báo, nhà văn Phạm Quốc Toàn, người anh thân quý, giọng trầm ấm, gần gũi, thân thiết thường ngày: “Những ngày giãn cách xã hội, anh hoàn thành bản thảo tập sách mới “COVID-19, Lời cảnh báo”, chú Tuấn Dũng đọc và thẩm định, xem có được không?”.

Lời giới thiệu: Con ong làm mật, con tằm nhả tơ Lời giới thiệu: Con ong làm mật, con tằm nhả tơ

Thay lời giới thiệu: Khơi nguồn vàng trắng

Nhà văn, nhà báo Trần Công Tấn Điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, phù hợp, nên cây cao su là thế mạnh của Việt Nam và các nước trong khu vực. Ngành Công nghiệp Cao su Việt Nam, trải qua nhiều bước thăng trầm. Những năm gần đây, trong sự nghiệp đổi mới, trong muôn vàn khó khăn, ngành Cao su Việt Nam tiếp tục phát triển, ổn định, có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nước; tác động tích cực đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội. Tập đoàn Công nghiệp Cao su…

Thay lời giới thiệu: Khơi nguồn vàng trắng Thay lời giới thiệu: Khơi nguồn vàng trắng
pham-quoc-toan-be-you-coffee
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_9
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_2
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_3
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_4
PHAM-QUOC-TOAN-DAI-HOC-QUAN-SU

Người ta nói sau tuổi năm mươi có thêm người bạn là khó vô cùng. Và để thành tri kỷ thì một đời có khi chỉ một, hai người. Tôi với anh Phạm Quốc Toàn cùng nghề nhưng lại ở xa nhau, mỗi năm gặp nhau vài lần và về công việc là chính, không mấy khi có cơ hội hàn huyên chuyện vãn sự đời, ấy vậy nhưng tác giả “Ký giả” đầy đặn trong tôi một sự tin cậy nghề nghiệp, một sự ân cần và trách nhiệm trong tình cảm bằng hữu. Tôi dùng chữ “khuṇ” (“ông”) trong tiếng Thái  đặt tên cho bài viết ngắn này để nói về một khía cạnh khác trong cuộc đời vốn phong phú của anh, bởi với những đồng nghiệp báo chí Thái Lan, họ tìm thấy nơi “khuṇ” Toàn sự thân thiện, chân tình, tin cậy hiếm có.

t_1

Với sự kết nối của nhà báo Phạm Quốc Toàn, Đoàn nhà báo Tp. Đà Nẵng, do Tổng Biên tập Mai Đức Lộc (hàng đầu, thứ 4 từ trái qua) làm Trưởng đoàn thăm và làm việc với các Hội nhà báo và cơ quan báo chí địa phương miền Trung Thái Lan (năm 2008). Ông Võ Công Trí (thứ 5 từ trái qua), Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cùng đi với  đoàn. Ảnh: Tỉnh trưởng và Chủ tịch Hội nhà báo tỉnh Kanchanaburi (thứ 5 và thứ 2 từ phải qua) trọng thị tiếp đoàn.

Năm 2007, tôi “chính thức” làm báo. Sở dĩ có ngoặc kép chữ chính thức là vì trước đó tôi chỉ là người bên cạnh, viết lách nghiệp dư dù có thời gian khá dài phụ trách một tờ tạp chí của Học viện chính trị khu vực, hay mấy năm làm TBT tờ tạp chí khoa học của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật thành phố. Dĩ nhiên công việc viết báo tôi cũng có chút cố gắng từ thời học phổ thông, nhưng trở thành “nhà báo” và hội viên chính thức là từ thời điểm đó. “Quan chức” cao cấp của Hội nhà báo Việt Nam tôi có dịp tiếp xúc đầu tiên là anh Phạm Quốc Toàn, bấy giờ là phó chủ tịch Hội phụ trách phía Nam. Tôi lấy làm vinh hạnh được anh xem là bạn vong niên. Sau này biết quá trình học hành báo chí bài bản, thâm niên nghề nghiệp vời vợi mấy chục năm, trải qua nhiều cấp hàm trận bút trang văn, càng khiến tôi mỗi khi nghĩ và nhớ về anh cứ âm ỉ cái mặc cảm mình là người đến sau, là người ngoại đạo. Nhưng rồi, qua thời gian, tôi nghĩ mình may mắn khi đến tuổi này mà còn có được một người ân cần chu đáo và tin cậy từ anh.

t_2

Phó Chủ tịch Liên đoàn Báo chí Thái Lan, Chủ tịch Hội Nhà báo các địa phương Thái Lan  Anan Ninmanont (thứ 4 từ trái qua) thân mật tiếp nhà báo Phạm Quốc Toàn và lãnh đạo các Hội nhà báo, Tổng biên tập các báo Hải Dương, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Hà Giang, Hòa Bình (năm 2017).

Hình như sau khi nghỉ quản lí anh mới để ý nhiều đến chuyện sắp xếp để các bài báo vốn riêng biệt, “độc lập” thành tác phẩm có kết cấu chặt chẽ và theo một ý đồ khá hoàn chỉnh. Có quá nửa tác phẩm, anh viết mới hoàn toàn, rất bài bản và lớp lang. Do lợi thế có thời gian làm việc tại nhiều cơ quan báo chí khác nhau, từ một cơ quan báo lớn của đất nước, rồi về cầm trịch thời gian dài cơ quan ngôn luận của một đảng bộ địa phương vào loại phát triển nhất phương Nam, do vậy anh có dịp đi, tiếp xúc và cảm nhận nhiều tầng hiện thực của các vùng đất, con người của cả nước. Quá trình hoạt động phong phú ấy là nguồn cảm hứng luôn tươi mới tạo điều kiện cho anh viết khá nhiều, đặc biệt là ký sự nhân vật. Hầu như những bậc đại thụ trong làng báo Việt Nam trong mấy chục năm qua anh đều có dịp tiếp xúc, quen biết và cùng có cơ hội làm việc, do vậy anh có thể khắc họa một cách cô đọng và khá chính xác những gương mặt lẫy lừng định dạng cho tầm vóc nền báo chí nước nhà. Có “nhân vật” được thể hiện nhiều chiều, nhiều sắc thái và nhiều lần tái hiện ở những tác phẩm khác nhau, kể cả viết thành tiểu thuyết, nhưng cũng có chân dung chủ yếu phản ánh một khía cạnh nào đó vốn là thế mạnh riêng của đối tượng. Có những hoài niệm về tuổi thơ, và cũng có cả tiểu thuyết. Với mười lăm cuốn sách mà anh đều đặn xuất bản trong mấy năm qua, đủ để trở thành một “tập đại thành” giúp ta hiểu rõ hơn đời sống chính trị, xã hội của đất nước, chủ yếu trong thời đổi mới. Có quyển tôi đọc nhanh như yêu cầu của một tác phẩm chính luận hay ký sự nhân vật. Có bài đọc thật chậm, tôi nhận ra cái thân quen của những buổi chiều nắng vàng trên bến vắng. Cũng bến nước đường quê, cũng con trâu đầm mình dưới ruộng, hay cả những hy sinh của thời bom chưa xa. Tôi tìm được sự đồng cảm tuổi thơ vất vả và cái chữ nhọc nhằn để nuôi anh khôn lớn. Tôi lặng mình khi hình dung cái vòng tròn bằng cám mà người mẹ tảo tần của anh rải quanh cái nia, để con chó có nhiệm vụ giữ đứa bé lên một tuổi là anh liếm từng bụi cám để anh không thể bò ra khỏi cái vòng tròn ấy.

t_3

Tỉnh trưởng (bìa trái) và Chủ tịch Hội nhà báo (bìa phải) tỉnh Phetchabun tiếp thân mật nhà báo Phạm Quốc Toàn, theo phong tục Thái Lan “Đón khách quý về nhà”.

Tôi có niềm vui đi cùng anh một số nước. Ít thôi, nhưng đáng nhớ. Đoàn các nhà báo của Hội Nhà báo Việt Nam chính thức đi Mỹ năm 2013 do anh làm trưởng đoàn. 10 ngày dọc ngang những Washington D.C, Arkansas, California... mỗi nơi ở mấy ngày ngắn ngủi nhưng để lại nhiều ấn tượng. Anh xông xáo phỏng vấn, cần mẫn ghi chép. Vài lần đi CHDCND Lào, anh lịch lãm và chân tình trao đổi với phía bạn, nhưng có lẽ ấn tượng sâu sắc nhất là sự gần gũi của anh với đồng nghiệp Thái Lan. Trong sự nồng ấm, chân tình và phối hợp chặt chẽ hiện nay giữa các nhà báo Việt-Thái, tôi nghĩ anh có vai trò độc đáo và lạ lùng. Từ ông Bandhit Rajavatanadhanin, một nhà báo nổi tiếng, nguyên Tổng Biên báo Bangkok Post danh giá, sau này ông là Chủ tịch Liên đoàn  báo chí  Thái Lan, chủ tịch liên đoàn báo chí các nước ASEAN; cho đến ông Amnat Jongyotying, chủ tịch HNB tỉnh Chiang Mai, bà Chủ tịch, Tổng Biên tập nhật báo Thai News; Tổng biên tập nhật báo Thairath, phát hành hơn 1 triệu bản/ngày;  đến cô phóng viên trẻ tỉnh Chiang Rai… tất cả đều tìm thấy nơi “khuṇ” Quốc Toàn sự thân thiện, chân tình. “Khuṇ” Toàn đi hầu như tất cả các địa phương của Thái Lan, anh theo dấu chân Bác Hồ khi người lấy tên là Thầu Chín tại địa phương vùng Đông bắc Thái Lan: Udon Thani, Phichit, Nong Khai, Nakhon Phanom, Sakon Nakhon, Mukdahanrn, Amnat Charoen, Ubon Ratchathani … Anh đến hàng trăm ngôi chùa không phải để nhìn ngắm sự choáng ngợp của màu vàng rực rỡ, mà chính là để hiểu cội nguồn của nền văn hóa Thái. Anh đã đi hàng trăm cây số trên các cánh rừng cao su và những cánh đồng lúa bạt ngàn xứ chùa Vàng, để biết vì sao nông sản của xứ sở ấy chinh phục thị trường xuất khẩu thế giới. Anh tham quan hầu hết các cơ quan báo chí ở Bangkok cũng như các tỉnh Chiang Mai, Kanchanaburi, Phuket, Phetchabun, Nakhon Phanom... Anh ghi chép tỉ mỉ số liệu và bối cảnh, anh nêu nhận xét ở hầu hết sự kiện chính, và bao giờ cũng vậy, các bạn Thái tìm thấy nơi “khuṇ” Toàn sự giản dị, khiêm tốn và một mực nhiệt thành. Kết quả của những ghi chép từ những chuyến đi âm thầm, bền bỉ được anh ghi chép cẩn thận, in nhiều trên các báo, xuất bản tập du ký dày dạn “Xứ sở Chùa Vàng” (Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, 2015) và  được dịch sang tiếng Thái.

t_4

Chủ tịch, TỔng Biên tập Tập đoàn Báo ThaiNews bà Ubon và nhà báo Phạm Quốc Toàn trao đổi kinh nghiệp nghiệp vụ - thiết kế trang 1 tờ  nhật báo.

Khi các bạn phóng viên nữ Thái Lan xúng xính một cách thích thú trong bộ áo dài mà các bạn nhà báo Đà Nẵng may tặng. Đêm giã bạn, nhìn các tà áo dài lộng lẫy trên hội trường, người ta không phân biệt đâu là phụ nữ Việt, đâu là Thái. Đấy chỉ là một trong rất nhiều đoàn các nhà báo Thái do “khuṇ” Quốc Toàn “mai mối” và hướng dẫn. Vợ của một biên tập viên cao cấp Việt Nam ở Hà Nội qua đời, ông cố vấn cao cấp Liên đoàn báo chí Thái Lan Bandhit Rajavatanadhanin lặng lẽ dẫn đầu đoàn phóng viên Thái sang viếng, “khuṇ” quốc Toàn là người đón bạn và hướng dẫn lễ nghi. Hằng năm, các bạn Thái “kết nghĩa” với những cơ quan báo Việt Nam, đã đi thăm rất nhiều nơi, có người kể với tôi rằng, gần như đã đến tất cả các tỉnh của Việt Nam. Trên các chương trình và trang báo của bạn có nhiều phóng sự về Việt Nam, nhất là các phóng sự về môi trường kinh tế, về văn hóa, về làng quê Việt Nam… Tôi nghe ông Amnat Jongyotying có lần nhận xét: Việt Nam có phong cảnh độc đáo, mỗi tỉnh tuy gần sát nhau nhưng cảnh sắc độc đáo rất khác nhau. Chính sự khác nhau đó là tài nguyên du lịch vô giá của Việt Nam. Qua anh Phạm Quốc Toàn, các bạn nhà báo Thái biết hầu hết các danh thắng Việt Nam. Có thể đó là đoàn các nhà báo vùng bắc Thái thăm động Phong Nha, Thiên Đường (Quảng Bình) đã sững sờ trước vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ vĩ của hang động miền Trung. Hay một đoàn khác từ Bangkok đến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, để sau các chuyến đi ấy trên các báo Thái xuất hiện nhiều phóng sự phản ánh đặc trưng các vùng miền, nhất là nhìn thấy không khí lao động, thân thiện của người Việt. Dòng chảy liên kết giữa các nhà báo hai nước Việt - Thái phát triển mạnh mẽ và bền chặt, sâu sắc và hiệu quả hiện nay, có vai trò được thừa nhận rộng rãi của “khuṇ” Toàn.

“Khuṇ” Toàn không nhớ hết những lần đi Thái, nhưng anh không thể quên những lần ông Bandhit Rajavatanadhanin chạy xe hơn 60 km để mua cho các bạn Việt Nam những chiếc bánh chuối, và nói rằng các bạn ăn để gần gũi hơn về ẩm thực hai nước. Anh Phạm Quốc Toàn nhiều lần đi dọc theo sông Chao Phraya, nhưng ấn tượng nhất là được một mình nhìn ngắm hai bên bờ phố sá thủ đô nước bạn.  Anh đã cùng các bạn Thái đến hầu hết các địa phương nước Việt, có thể là vịnh Hạ Long, kỳ quan thế giới hay một vòng quanh đảo Cò độc đáo ở Hải Dương, có thể là Cần Thơ, và Đà Lạt, thủ đô hoa hay Tây Nguyên bạt ngàn bazan trù phú… tất cả để nối lại sự gần gũi, tin cậy của thông tin giữa hai nước. Mục tiêu trở thành cộng đồng trên thực tế của một ASEAN năng động với hơn 600 triệu dân, với ba trụ cột chính về an ninh - chính trị, kinh tế và văn hóa, không thể thiếu vai trò của báo chí. Hội Nhà báo Việt Nam và các Liên đoàn Báo chí Thái Lan trong nhiều năm qua có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực góp phần vào hiện thực hóa mục tiêu trên, và “khuṇ” Toàn hoàn toàn có thể tự hào là người đã góp sức trong sứ mệnh liên kết thông tin ấy. Để trở thành cộng đồng, trước hết phải hiểu, phải biết và phải tin nhau, “khuṇ” Toàn đã như một mũi kim khâu âm thầm nhưng bền bỉ kết nối tình bạn báo chí hai nước, để từ đó góp phần tạo ra sự phải lòng bền chặt giữa các nhà báo, và nhân dân hai nước.

Anh em trước hết phải bắt đầu từ sự hiểu biết, tin cậy, và trong sứ mệnh cao cả ấy báo chí là lực lượng đi đầu. Không gì thay thế được báo chí trong việc tạo ra niềm tin chính trị và xã hội. Tôi vui vì được cùng anh góp phần làm cho niềm tin yêu - đời và nghề - thêm sinh động và lan tỏa.

MAI ĐỨC LỘC

* Tiến sỹ, Nhà báo Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Hình ảnh Nhà Báo Phạm Quốc Toàn

Pham-Quoc_Toan-_Hoi-Nha-Bao-Viet-Nam
pham-quoc-toan-bao-dien-tu-thuong-hieu-viet
pham-quoc-toan-bao-dien-tu-nha-bao-va-cong-luan
pham-quoc-toan-bao-dien-tu-ba-ria-vung-tau
quan-doi-nhan-dan
pham-quoc-toan-bao-dien-tu-tap-chi-nguoi-lam-bao
pham-quoc-toan-tram-huong-phuc-trach
website-nha-bao-nha-tho-nha-van-hoa-si-le-minh-quoc
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_5
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_6
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_8
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_7