Chuyện tình phố cổ (NXB Văn học, 2022) của tác giả Phạm Quốc Toàn, được coi là thông điệp về cuộc sống nghĩa tình. Tập sách tập hợp 10 bút ký được viết trong khoảng trong nửa đầu năm 2022, thấm đậm tính thời sự, ra mắt bạn đọc đúng dịp kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, món quà tinh thần nhiều ý nghĩa.
Nhà báo, nhà văn Phạm Quốc Toàn có gần 20 năm gắn bó với nghiệp báo lính - tờ báo hàng đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau đó ông là Tổng Biên tập Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Cuộc đời hoạt động của Phạm Quốc Toàn gắn với nghề báo và nghiệp văn chương - con Trâu vàng trên cánh đồng chữ nghĩa. Tuổi 75 - tuổi “xưa nay hiếm”, Phạm Quốc Toàn vẫn đam mê cày cấy, không một ngày ngừng nghỉ, vẫn sải chân đều khắp mọi vùng miền trong và ngoài nước, vẫn đều đặn làm báo, viết văn mỗi ngày. Thời gian hơn 10 năm, từ năm 2012 đến nay anh đã cho ra đời hơn 20 cuốn sách đủ thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, du kí, phê bình - tiểu luận, tiểu phẩm... Ông là người có sức lao động sáng tạo, bền bỉ đáng nể, cây bút sung mãn của tuổi hai mươi!
Những mái tóc bạc trắng, những mái tóc hoa râm, những mái đầu xanh kề sát bên nhau trong khu vực Trải nghiệm của Bảo tàng Báo chí Việt Nam để tham dự một sự kiện văn hoá báo chí. Nhà báo, nhà thơ Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho biết, đây là buổi giới thiệu tác giả - tác phẩm đầu tiên trong không gian của Bảo tàng Báo chí Việt Nam, được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022).
Cuộc tòa đàm “Phạm Quốc Toàn – tác giả & Tác phẩm” do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 19/6/2022, nhân kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí CM Việt Nam (21/6/1025 – 21/6/2022) diễn ra trong bầu không khí đồng nghiệp ấm áp, thân tình, những lời sẻ chia sâu sắc về ĐỜI và NGHỀ. Buổi chiều và tối 19/6, ngày 20/6 trên mạng xã hội, trang cá nhân, nhiều đồng nghiệp đã bày tỏ tình cảm, sự yêu mến, trân trọng một người cầm bút “ĐỜI SAO THÌ NGHỀ VẬY”! Xin được trích dẫn một số tâm sự bên lề cuộc tọa đàm của các nhà báo, nhà văn, nhà thơ: Đỗ Quý Doãn, Trần Hồng, Lê Hữu Quế, Nguyễn Hữu Mão, Hải Đường.
Từ cậu bé rất mê toán học, nhà báo Phạm Quốc Toàn đi bộ đội, rồi thành người viết báo, viết văn có uy tín với chặng đường nửa thế kỷ. Ở ông, văn và báo là hai thực tế cá tính độc đáo.
Ngày 19/6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức tọa đàm “Nhà báo Phạm Quốc Toàn-Tác giả và tác phẩm” giới thiệu nhiều cuốn sách của ông từ bút ký, truyện ký, tiểu phẩm, truyện ngắn và tiểu thuyết.
Một số tác phẩm của nhà báo Phạm Quốc Toàn.
Nhà báo Phạm Quốc Toàn - Trách nhiệm, tâm huyết, bản lĩnh và nhân văn
Ngày 19/6/2022, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Nhà báo Phạm Quốc Toàn – Tác giả & Tác phẩm” với sự đồng hành của MHGroup và Công ty CP Khoa học công nghệ Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc Tọa đàm.
Sáng 19-6, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp với Công ty MHGroup tổ chức Tọa đàm: “Nhà báo Phạm Quốc Toàn - tác phẩm và tác giả” đồng thời ra mắt sách “Chuyện tình phố cổ”.
Trong khuôn khổ tọa đàm còn có trưng bày những cuốn sách của nhà báo Phạm Quốc Toàn, từ bút ký, truyện ký, tiểu phẩm, truyện ngắn và cả tiểu thuyết. Đây là hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 97 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925/21-6-2022).
Nhà báo Phạm Quốc Toàn phát biểu tại Tọa đàm.
Làng Quỳnh là đất khoa bảng, hiếu học, nổi danh cả nước. Nhà giáo Hồ Đình Khai sinh ra và lớn lên nơi làng Quỳnh, tốt nghiệp Khoa Văn, Đại học sư phạm Vinh, quá nửa cuộc đời gắn bó với xứ Mô Xoài, vùng đất, vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông vừa có một chuyến thăm thú nhiều nơi ở Hoa Kỳ, hành trang trở về là mấy cuốn sách quý. Đã thành thông lệ, đi tới đâu, dù bận rộn, người con đất học họ Hồ có thú vui tìm sách – dù có vượt ký lô khi tới phi trường, có thể bye bye quà này quà nọ, với sách không bao giờ ông bỏ lại.
“Mây phủ Giăng Màn” là tên sách - tập tự truyện của Bùi Thanh Liêm. Sách Địa chí viết: “Núi Giăng Màn (Khai Trướng) nằm trên dãy Trường Sơn vùng Hà Tĩnh, cao lớn ngang trời trông tựa như tấm màn giăng ngang. Trên cái nền xanh thẳm ấy, một dải trắng rủ xuống, cao đến vài trăm trượng. Đó là suối Vũ Môn của núi Giăng Màn. Núi Giăng Màn hiểm trở, nhiều nơi của chốn ấy chưa có dấu chân người. Tương truyền đó là nơi cá chép mở hội thi vượt Vũ Môn hóa rồng”. Ngôi làng Phù Việt, huyện Thạch Hà - quê hương của Bùi Thanh Liêm, mùa hè sau trận mưa rào trời quang mây tạnh phóng tầm mắt qua dãy núi Trà Sơn vẫn nhìn thấu ngọn Giăng Màn lừng lững giữa trời.
Nhà báo Bùi Thanh Liêm (hàng đầu bên trái) và vợ là Ngọc Yến (hàng đầu bên phải) ấm áp trong tình yêu gia đình trong một lần về thăm quê - Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh.
Mỗi nhà văn, mỗi phong cách đã góp phần tạo nên một diện mạo đa dạng và đầy sức sống của truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Phạm Quốc Toàn là “Một nhà báo thực thụ, một nhà quản lý báo chí sắc sảo, tài năng mà thời gian và tác phẩm đã định vị tên tuổi ông trong nhiều thế hệ độc giả và đồng nghiệp” (Nhà thơ, nhà văn Trần Gia Thái - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội). Từ nhà báo, Phạm Quốc Toàn đã thử sức và rất thành công với tiểu thuyết “Từ bến sông Nhùng”(NXB Văn hóa – Văn nghệ, 2/2019), nay ông lại thử sức truyện ngắn và “Hoa bằng lăng” (NXB Hội Nhà Văn, 10/2021) của ông cũng rất thành công!
Cây bằng lăng ổi tại xã Hồng Liêm (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) đang bắt đầu trổ hoa đều khắp như cây nấm khổng lồ, rực rỡ sắc tím, thu hút hàng ngàn du khách đến chiêm ngưỡng.
Trang 1 trong tổng số 4