Nhật ký
Nhật ký - Website Nhà báo Phạm Quốc Toàn - Nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam

NHẬT KÝ. 15.6.2024: TÌNH YÊU BÓNG ĐÁ

Bóng đá – câu chuyện túc cầu trên sân cỏ, có bao điều để nói.

TT_02

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nhật ký, Phạm Quốc Toàn, ngày 21.6.2022

Đa tạ & tri ân

Tôi lấy tên cuộc tọa đàm “Nhà báo Phạm Quốc Toàn – Tác giả & Tác phẩm” làm tựa đề cho bài viết ngắn này. Từ lúc ý tưởng thành hình rồi quyết định thực hiện sự kiện vào sáng 19/6/2022, chỉ có 5 ngày chuẩn bị. Hội Nhà báo Việt Nam giao cho Bảo tàng báo chí Việt Nam, Giám đốc Trần Kim Hoa thay mặt lãnh đạo Hội chủ trì về nội dung, khách mời. MHGroup & Busadco cùng đồng hành tổ chức sự kiện. Thời gian gấp gáp, đúng dịp kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí CM Việt Nam, nên mọi người “lăn” vào làm, thiết kế hình thức khán phòng hình ảnh sống động “Nhà báo Phạm Quốc Toàn - Tác giả & Tác phẩm”. Nhà báo Trần Kim Hoa điện thoại cho tôi: “Ngày mai em và ê kíp thực hiện nội dung phải bay ngay vào Tp. HCM để lo khai mạc Triển lãm 100 năm – Nguyễn Ái Quốc và báo Người Cùng Khổ, khai mạc sáng 17/6/2022. Vậy là máy tính cầm tay, trên máy bay & mọi lúc mọi nơi đều phải thực thi công việc, rồi chuyển nội dung về Hà Nội. Sáng sớm 16/6, Trần Kim Hoa và ê kíp vù ngay xuống Vũng Tàu nhận thêm của tác giả 3 thúng sách hơn 100 cuốn bổ sung cho phòng trưng bày, phỏng vấn tác giả làm clip “Tự bạch Đời & nghề“ của tác giả Phạm Quốc Toàn.

z3522653587298_ed96a27f4171ce52b977e90e8782203e

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nhật ký, Phạm Quốc Toàn, 16.6.2022

Một đời nghề - đam mê

Bước qua tuổi 70 đã mấy năm, bạn tôi - doanh nhân Nguyễn Phương, nhân vật Giáo Phương trong tập truyện ngắn “Hoa Bằng Lăng” tôi viết năm 2021, đúng lúc đại dịch COVID-19 bùng phát đợt 4, rủ tôi đi cà phê sáng và đưa ra lời khuyên chân thành: “Em nghỉ cày, bác nghỉ bút, ta vi vu đi chơi cho khỏe, tàu xe và mọi thứ chi tiêu dọc đường cái quan em lo”. Tôi cảm ơn lời khuyên từ tấm lòng thành của Giáo Phương. Cảm nhận tuổi đã cao, sức đã giảm, hai anh em cũng định gác cày, gác bút vậy. Sau đận ấy chúng tôi vi vu Tây Nguyên một chuyến đúng mùa hoa dã quỳ nở rộ, rải thảm vàng cao nguyên, mới thấy đời thật đẹp, đáng yêu vô cùng.

z3495265838669_e9880f55d79e027258e37b7e200d39a0

Nha báo Phạm Quôc Toàn nhận giải B giải báo chi quốc gia, năm 2015

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nhật ký, Phạm Quốc Toàn, 9.6.2022

Chuyện tình phố cổ

Tháng 6 - tháng có ngày kỷ niệm truyền thống báo chí cách mạng Việt Nam, ngày Bác Hồ xuất bản báo Thanh Niên, 21/6/1925! Tôi làm báo chuyên nghiệp tròn nửa thế kỷ, kể từ khi nhận nhiệm vụ phóng viên báo Quân đội Nhân dân. Nếu tính từ ngày có bài viết đầu tiên được đăng báo thì tròn 60 năm! Tháng 6 đối với tôi thật nhiều ý nghĩa, cũng là thời điểm tôi làm Tổng biên tập báo Đảng địa phương tròn 35 năm - từ tháng 6/1987!

Bia_1-4

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nhật ký, Phạm Quốc Toàn, 11.6.2022

Chiều mưa, thăm thầy giáo cũ!

Giáo sư Cổ văn Phan Văn Kính (các thế hệ học trò chúng tôi vẫn quen gọi thầy Kính, thầy Phan Kính). Thầy Kính năm nay 90 tuổi, quê Đức Thủy, Đức Thọ, Hà Tĩnh, nhiều năm giảng dạy tại Đại học Vinh, dạy môn Trung Văn trường cấp 3 Hương Khê, Hà Tĩnh.

287495148_1190211828411735_1877531878412704494_n_1

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nhật ký Cù lao Rùa

(Nhật ký - P.Q.T) Ngày 25 tháng 7: “Mạn Sài Gòn - Đồng Nai mưa ngâu. Cứ mưa rồi tạnh, lại mưa, lại tạnh. Chẳng cứ miền Bắc có mưa ngâu mà miền Nam cũng mưa ngâu kiểu miền Bắc. Ông trời kể cũng lạ, chiều lòng người Nam & Bắc sum họp một nhà, cái chi cũng na ná, thật vui”.

1ba8ac52abdf4f8116ce

Nhà báo Mai Sông Bé bên gian sách & tượng các danh nhân

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nhật ký, Phạm Quốc Toàn, 30.8.2018

Ngày tựu trường!

Mầm non Smile Village tựu trường 5.9.2018 

Rộn rịp cả nước và trong lòng người… xôn xao ngày TỰU TRƯỜNG sắp đến. Mà sao hôm nay ta nôn nao nhớ ngày Tựu trường thuở ấu thơ đến vậy. Bồi hồi, nhớ ngày tựu trường tuổi ấu thơ, nhà thơ Thanh Tịnh từng viết: “Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức, mơn man những kỷ niệm của buổi tựu trường”. Tập Kỷ yếu “100 năm Quốc học Huế”, nhiều cựu học sinh xúc động viết về ngày tựu trường, về những kỷ niệm gặp thầy, gặp bạn, sau ba tháng hè xa nhau. Đó là “Những niềm vui vô bờ, sự xúc cảm ngập tràn con tim tuổi học trò rung rinh và đọng mãi ngày tựu trường” (Nhà văn Tô Nhuận Vỹ).

9a345f7201c6e098b9d7

Trường Mầm non Smile Village tại 4/15 Phạm Ngọc Thạch, P.9, TP. Vũng Tàu (ĐT: 090.809.0243) tựu trường ngày 5-9-2018. 

Ngày tựu trường năm học mới 2018-2019 sắp bắt đầu. Hàng triệu con tim tuổi thơ như vỡ òa, lại một năm học mới - thầy cô mới và bạn bè mới - nếu là đầu cấp học. Đầu tuần trước, gặp nhóm cựu học sinh trường trung học Vũng Tàu tại thành phố Hồ Chí Minh, thầy giáo cũ ngôi trường này, nhà giáo, nhà báo Tiến sĩ Trần Ngọc Châu nhắc đến học trò cũ Trương Minh Thủy và nhiều học trò khác của thầy nơi phố biển. Thầy Trần Ngọc Châu đọc câu thơ cảm tác: “Nhớ lắm Vũng Tàu ơi/Ngày tựu trường thiêng liêng mà thương nhớ!”.

2c00c76198d5798b20c4

Một góc hồ bơi Trường Mầm non Smile Village, 4/15 Phạm Ngọc Thạch, P.9, TP. Vũng Tàu

Các em nhỏ Bà Rịa - Vũng Tàu cùng các bạn nhỏ cả nước sắp tựu trường năm học mới. Tựu trường là ngày Hội lớn không chỉ của học sinh, của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh mà còn là ngày hội của toàn xã hội, như thư gửi ngành giáo dục - đào tạo của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đầu năm học trước. Đến thời điểm này, nhiều trường, nhất là cấp tiểu học, trung học cơ sở, thầy và trò đã đến lớp, ổn định tổ chức, khởi động cho năm học mới. Trường lớp sạch sẽ khang trang. Đây đó, các hoạt động “Tiếp sức đến trường” đã diễn ra, nhất là tại các trường học, địa phương do ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ - những trận lũ quét, lũ ống bất chợt đổ ào xuống, xóa sạch bản làng, trường học. Việc chuẩn bị năm học mới ở những nơi như thế, khó khăn thật lớn, cần sự trợ giúp của cộng đồng, xã hội. Chương trình “Tiếp sức đến trường” mang ý nghĩa xã hội - nhân văn cao quý!

adbdafc4f770162e4f61

Phòng học đàn dành cho bé – Trường Mầm non Smille Village.

Tựu trường, niềm vui lớn của các em. Nhưng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, câu chuyện khan hiếm sách giáo khoa đang rộ lên. Khan hiếm sách giáo khoa bất thường là chuyện có thật. Lãnh đạo nhà Xuấn bản Giáo Dục và các đơn vị liên quan đã lên tiếng phân bua vì sao sách giáo khoa không “xôm tụ” như các năm học trước, với những lý do đưa ra khó thuyết phục. Thủ tướng Chính phủ đã nhắc nhở “không cho phép thiếu sách giáo khoa”, yêu cầu ngành giáo dục khắc phục ngay bằng mọi giá. Chuyện mặc đồng phục, mua cắp sách đồng loại, chuyện học phí, quỹ xây dựng trường, lạm thu, lớp học bán trú… ở một số địa phương, kể cả ở BR-VT đang “nóng” dần lên. Có những trường học đưa ra những quy định về chiếc cặp sách làm khó cho trò, cho các bậc cha mẹ. Ví dụ như cặp sách thì phải màu này, màu nọ; quai đeo màu này, màu kia. Phụ huynh phản ánh: “không thể hiểu nổi, tại sao nhà trường lại ban hành những quy định đồng phục cả ba lô, túi xách. Miễn sao đồ dùng học tập gọn gàng, không nguy hại, không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục là được rồi”. Chuyện gây khó, phiền toái như vừa nêu không phải do ngành giáo dục đưa ra mà thường chỉ do người đứng đầu từng cơ sở giáo dục tự ý quy định, gây phản cảm.

3993b011efa50efb57b4

Phòng đọc sách dành cho bé – Trường Mầm non Smille Village.

Hiện tượng gian lận trong thi cử, nhất là thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2017 - 2018 tại các hội đồng thi Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình… thể hiện đạo đức một số nhà giáo suy giảm, làm xói mòn lòng tin người dạy, người học và xã hội, gây nhức nhối dư luận, đang được phân tích, mổ xẻ, đặng khắc phục trong năm học mới. Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: “Gian lận thi cử là rất xấu, sai thì phải sửa, phải khắc phục, kiên quyết chấm dứt, trả lại sự công bằng học đường”.

Bàn chuyện năm học này, cũng nên tính cho năm học tới. Hãy thật sự làm cho ngày tựu trường thật sự là ngày thiêng liêng, kỷ niệm không phai mờ trong ký ức tuổi thơ. Người ta đã nói đến một số việc, rất nên bàn cho rốt ráo: Tất cả các trường chỉ nên chọn một ngày tựu trường, nên là ngày 5 tháng 9 hằng năm, không nên xê dịch nơi tựu trường sớm, nơi tựu trường muộn một vài ngày. Và đã gọi là có ngày tựu trường, chớ nên tổ chức cho các em vào học sớm, từ nửa cuối tháng 8. Nếu vậy còn gì là ngày tựu trường thiêng liêng, kỷ niệm tuổi học trò đáng nhớ như thuở nào, điều mà nhà thơ Thanh Tịnh đã cảm nhận.

Mỗi thời mỗi khác. Hoàn cảnh và điều kiện khác, nhưng kỷ niệm đẹp của ngày tựu trường của tuổi thơ thì rất nên giữ gìn, trân trọng và yêu thương.

* * *

Sáng nay, theo sự nhắc nhở của cháu nội, tôi đến 4/15 Phạm Ngọc Thạch, phường 9, TP. Vũng Tàu. Cháu nội hỏi: “Nội ơi, nội đã tới ngôi trường xinh xinh của mẹ Trang chưa, sắp tựu trường đấy nội ơi. Con đưa nội đến nha nội”. Giọng nói của nội tôi sao dễ thương thế. Vậy là tôi vù ngay tới con hẻm Phạm Ngọc Thạch. Một ngôi trường bé ngoan - như con chim non - ngôi nhà đầy ắp tiếng cười trẻ thơ như tên gọi, như ý tưởng của các con tôi sắp đến ngày tựu trường.

Có lần con tôi nói: “Mà sao người ta dạy trẻ lại đánh trẻ dã man thế bố?”. Tôi thừa hiểu, các con tôi tự trả lời câu hỏi này khá rành rọt. Từ trong trái tim các con tôi đã nung nấu ý tưởng xây dựng “Ngôi trường xinh xinh - rộn rã tiếng trẻ thơ vui cười mỗi sáng, mỗi chiều từ ngày ấy. Và các con tôi, cùng với công việc chuyên môn thường ngày đã âm thầm theo học các lớp sư phạm mầm mon, quản lý trường mầm non từ ngày ấy, để hôm nay, trước ngày tựu trường năm học mới 2018 - 2019, “Ngôi trường xinh xinh” đã hiện hữu trước mắt tôi. Tự suy nghĩ, ôm ấp và thực hiện ý tưởng, hoài bão - các con tôi đã thật sự trưởng thành, lớn khôn!

Vậy là ngày TỰU TRƯỜNG năm học mới này, các con tôi đã hoàn thành một ý tưởng rất đáng yêu! …

PHẠM QUỐC TOÀN

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nhật ký, ngày 6.7.2018

Đến cố đô, nghĩ về tờ báo của dân!

16 giờ 30, ngày 6.7.2018, máy bay hạ cánh sân bay Phú Bài. Mấy bữa nay nắng nóng như thiêu như đót. Hà Nội hơn 40 độ C; Huế cũng ngót nghét 39 độ C.

18c1ba57ff5d1e03474c

Một số hình ảnh báo Dân tại Hội tho khoa học báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng (6/7/1938 - 6/7/2018) tại TP.Huế.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nhật ký, ngày 26.6.2018

Lời thưa ngắn… với một bị cáo!

(P.Q.T, 26.6.2018) - Hôm nay, “hậu” ngày báo chí 21/6 - viết lách, là ngày không vui khi dằn lòng… mấy dòng sau đây.

Thực lòng tôi không muốn viết thêm điều gì về ông Đinh La Thăng nữa, bởi ông ấy vốn là sếp bự, một thời hét ra lửa, đã “Ngã ngựa”, viết (có ai đó vẫn dùng từ “đánh”) về một con người đã vấp ngã, đã “Ngã ngựa” thì viết mà làm gì - chỉ kẻ… hèn mới làm vậy. Thôi thì mình nhận là… hèn vậy. Nhưng thiết tưởng, ông Thăng “Ngã” nhưng nhận ra lỗi lầm thì cũng đành cho qua, đằng này ông áy vẫn cho mình bị “Oan”, “Tôi vô tội”, thì cũng nên có thêm vài lời, để khép lại chuyện sếp Đinh. Vả lại, thiên hạ cũng không phải không có những người ngộ nhận về Đinh La Thăng.

4797c112f76616384f77

Bìa 1 sách "Hiện tượng đinh la thăng" của tác giả x., dành nhiều lời khen tặng nhân vật, viết năm 2016 (đang bỏ kho).

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nhật ký, ngày 8.5.18

Vấn đề sống còn

(P.Q.T, 8.5.2018) -Từ ngày 7 đến ngày 12.5, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) thảo luận, xem xét và quyết định 3 Đề án quan trọng: Đề án Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Đề án Cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động trong doanh nghiệp; Đề án Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

123_f

Trung ương chỉ rõ đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, phải có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Trong ảnh: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 7. Ảnh: VGP

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 1 trong tổng số 5