NIỀM VUI TỪ SÁCH
Ngày hôm nay là một ngày vui.
Là bạn bè gần gũi, nhưng tôi lại ít biết Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên một địa phương ở Nam bộ, nhà giáo Hồ Đình Khai là một người yêu sách, đam mê đọc sách. Đầu tháng 8 năm 2017, anh tặng tôi 3 cuốn sách quý: Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, bản in mới nhất của Nhà Xuất bản Trẻ, kèm bộ sách 2 tập gần 2.000 trang in “Kiều học tinh hoa” do Trung tâm Nghiên cứu Quốc học biên soạn; sách xuất bản nhân dịp kỷ niệm 250 năm – năm sinh Nguyễn Du (1765 – 2015), cũng là dịp UNESCO tôn vinh Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới. “Kiều học tinh hoa” tuyển những bài viết, tư liệu, khảo luận của nhiều học giả, chính khách, nhà nghiên cứu tên tuổi luận bàn vè Truyện Kiều dưới nhiều góc độ khác nhau, giúp cho người đọc một cách nhìn khách quan, biện chứng về một kiệt tác văn học bất hủ của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Chẳng có món quà nào quý và tao nhã đến vậy, khi người ta biếu tặng nhau những cuốn sách quý – có tiền, nhiều khi cũng chẳng mua được.
CẢM XÚC CUỘC SỐNG
Hai anh bạn người Nga tìm gặp tôi, một nhà báo bản địa có chút ít kinh nghiệm biên tập - xuất bản đặc san, chuyên san. Họ muốn được tư vấn xuất bản đặc san ảnh văn hóa - du lịch, có tựa đề: Vũng Tàu biển hát. Họ kể cho tôi nghe Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều bãi biển du lịch tuyệt đẹp, có những danh thắng mê hồn, người dân hiếu khách, nghĩa hiệp, cần cù, thong minh. Bộ ảnh “Đất và người Vũng Tàu” mà họ chớp được trong gần một năm … lang thang kiểu Tây ba lô thật đặc sắc. Tôi thực sự cảm phục lòng yêu nghề và ý tưởng rất đáng khích lệ của hai anh bạn người Nga; tư vấn cho họ phương thức làm chuyên san, các thủ tục cần thiết. Sau lần đó, họ vẫn giữ liên lạc với tôi, ấp ủ khát vọng và ước nguyện: “Tôi yêu Việt Nam”, “Tôi yêu Vũng Tàu”… cảm xúc cuộc sống thực từ trái tim !
HÁCH !
Ông Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông họp báo chiều ngày 17.8 tại Hà Nôi. Ui, chỉ là ngẫu nhiên nhưng lại đúng vào ngày ta đi bộ đội – Đại học Quân sự 17 tháng Tám, chuẩn bị tham gia chiến dịch Tết Mậu thân ác liệt năm 1968…
Ngày 27.11.2015, đúng dịp Tết Loy Krathong của người Thái, tôi và nhà báo Lê Quốc Trung, nguyên Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nhà báo Trần Hữu Minh đến tỉnh Phichit ở miền Bắc Thái Lan, nơi dừng chân đầu tiên khi Nguyễn Ái Quốc từ châu Âu trở về châu Á (1928-1929), trước khi qua Hương Cảng quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 3.2.1930…
Tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp tháng 12-1920, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp: Ảnh Tư liệu - tcnn.vn
Năm 1968, chia tay lớp 10C, kết thúc 3 năm đèn sách trường cấp 3 (Trung học phổ thông) Hương Khê, Hà Tĩnh. Chiến tranh ác liệt nhưng thi cử khá nghiêm ngặt; tỷ lệ tốt nghiệp lớp 10C chưa được 40%, cả lớp không vui. Tôi và Trần Trường Sơn tốt nghiệp loại giỏi. Một tháng sau, Ty Giáo dục xem xét đơn phúc khảo, tỷ lệ đạt 68%, những ai chưa tốt nghiệp đành lưu ban thêm một năm.
Minh họa: Hoàng Đặng
Trang 5 trong tổng số 5