Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Đa tạ & tri ân

Tôi lấy tên cuộc tọa đàm “Nhà báo Phạm Quốc Toàn – Tác giả & Tác phẩm” làm tựa đề cho bài viết ngắn này. Từ lúc ý tưởng thành hình rồi quyết định thực hiện sự kiện vào sáng 19/6/2022, chỉ có 5 ngày chuẩn bị. Hội Nhà báo Việt Nam giao cho Bảo tàng báo chí Việt Nam, Giám đốc Trần Kim Hoa thay mặt lãnh đạo Hội chủ trì về nội dung, khách mời. MHGroup & Busadco cùng đồng hành tổ chức sự kiện. Thời gian gấp gáp, đúng dịp kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí…

Đa tạ & tri ân Đa tạ & tri ân

Phạm Quốc Toàn, Đôi mắt tinh tường, trái tim nhiệt huyết

Cuộc tòa đàm “Phạm Quốc Toàn – tác giả & Tác phẩm” do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 19/6/2022, nhân kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí CM Việt Nam (21/6/1025 – 21/6/2022) diễn ra trong bầu không khí đồng nghiệp ấm áp, thân tình, những lời sẻ chia sâu sắc về ĐỜI và NGHỀ. Buổi chiều và tối 19/6, ngày 20/6 trên mạng xã hội, trang cá nhân, nhiều đồng nghiệp đã bày tỏ tình cảm, sự yêu mến, trân trọng một người cầm bút “ĐỜI SAO THÌ NGHỀ VẬY”! Xin được trích dẫn một số…

Phạm Quốc Toàn, Đôi mắt tinh tường, trái tim nhiệt huyết Phạm Quốc Toàn, Đôi mắt tinh tường, trái tim nhiệt huyết

Nhà báo Phạm Quốc Toàn - Trách nhiệm, tâm huyết, bản lĩnh và nhân văn

Ngày 19/6/2022, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Nhà báo Phạm Quốc Toàn – Tác giả & Tác phẩm” với sự đồng hành của MHGroup và Công ty CP Khoa học công nghệ Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Nhà báo Phạm Quốc Toàn - Trách nhiệm, tâm huyết, bản lĩnh và nhân văn Nhà báo Phạm Quốc Toàn - Trách nhiệm, tâm huyết, bản lĩnh và nhân văn

Nhật ký, Phạm Quốc Toàn, 16.6.2022

Một đời nghề - đam mê Bước qua tuổi 70 đã mấy năm, bạn tôi - doanh nhân Nguyễn Phương, nhân vật Giáo Phương trong tập truyện ngắn “Hoa Bằng Lăng” tôi viết năm 2021, đúng lúc đại dịch COVID-19 bùng phát đợt 4, rủ tôi đi cà phê sáng và đưa ra lời khuyên chân thành: “Em nghỉ cày, bác nghỉ bút, ta vi vu đi chơi cho khỏe, tàu xe và mọi thứ chi tiêu dọc đường cái quan em lo”. Tôi cảm ơn lời khuyên từ tấm lòng thành của Giáo Phương. Cảm nhận tuổi đã cao,…

Nhật ký, Phạm Quốc Toàn, 16.6.2022 Nhật ký, Phạm Quốc Toàn, 16.6.2022

Đứng thẳng - đi tới!

Làng Quỳnh là đất khoa bảng, hiếu học, nổi danh cả nước. Nhà giáo Hồ Đình Khai sinh ra và lớn lên nơi làng Quỳnh, tốt nghiệp Khoa Văn, Đại học sư phạm Vinh, quá nửa cuộc đời gắn bó với xứ Mô Xoài, vùng đất, vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông  vừa có một chuyến thăm thú nhiều nơi ở Hoa Kỳ, hành trang trở về  là mấy cuốn sách quý. Đã thành thông lệ, đi tới đâu, dù bận rộn, người con đất học họ Hồ có thú vui  tìm sách – dù có vượt ký…

Đứng thẳng - đi tới! Đứng thẳng - đi tới!

Nhà báo “Mây phủ Giăng Màn”

“Mây phủ Giăng Màn” là tên sách - tập tự truyện của Bùi Thanh Liêm. Sách Địa chí viết: “Núi Giăng Màn (Khai Trướng) nằm trên dãy Trường Sơn vùng Hà Tĩnh, cao lớn ngang trời trông tựa như tấm màn giăng ngang. Trên cái nền xanh thẳm ấy, một dải trắng rủ xuống, cao đến vài trăm trượng. Đó là suối Vũ Môn của núi Giăng Màn. Núi Giăng Màn hiểm trở, nhiều nơi của chốn ấy chưa có dấu chân người. Tương truyền đó là nơi cá chép mở hội thi vượt Vũ Môn hóa rồng”. Ngôi làng…

Nhà báo “Mây phủ Giăng Màn” Nhà báo “Mây phủ Giăng Màn”

Ngẫu hứng du ngoạn “hoa bằng lăng”

Mỗi nhà văn, mỗi phong cách đã góp phần tạo nên một diện mạo đa dạng và đầy sức sống của truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Phạm Quốc Toàn là “Một nhà báo thực thụ, một nhà quản lý báo chí sắc sảo, tài năng mà thời gian và tác phẩm đã định vị tên tuổi ông trong nhiều thế hệ độc giả và đồng nghiệp” (Nhà thơ, nhà văn Trần Gia Thái - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội). Từ nhà báo, Phạm Quốc Toàn đã thử sức và rất thành công với tiểu thuyết “Từ bến…

Ngẫu hứng du ngoạn “hoa bằng lăng” Ngẫu hứng du ngoạn “hoa bằng lăng”

Lời giới thiệu: "Tím ngát hoa bằng lăng"

Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn(*) Một ngày giữa tháng Ba năm 2021, tôi nhận được tin nhắn của anh Phạm Quốc Toàn: “Chú Tấn ơi, bác in cuốn sách mới, chú Tấn viết giúp bác lời giới thiệu đầu sách!”. Tôi bấm máy trả lời ngay: “Em sẵn lòng. Bác gửi bản thảo (bản mềm) cho em theo địa chỉ email, bác nhé!”.

Lời giới thiệu: Lời giới thiệu:

Mượn tên hoa để định dạng những cuộc đời

Có nhiều người ví nghề văn và báo như anh em sinh đôi. Sự giao thoa từ ngôn ngữ đến phong cách, từ lối tư duy, diễn đạt đến cách trình diễn, sắp đặt đều có sự gần gũi hòa quyện. Vì thế khi nhìn nhận về tác phẩm của một tác giả vừa làm báo, vừa viết văn người ta thường mang những nhận định trên ra làm hệ quy chiếu. Tôi đọc tập Truyện ngắn HOA BẰNG LĂNG của nhà báo, nhà văn Phạm Quốc Toàn cũng không ngoài cách nghĩ mặc định ấy. Nhưng rồi ngay lập…

Mượn tên hoa để định dạng những cuộc đời Mượn tên hoa để định dạng những cuộc đời

QUẢNG TRỊ YÊU THƯƠNG, MÁU VÀ HOA!

Bút ký Phạm Quốc Toàn  Tôi đến thành phố Đông Hà đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, cũng là thời điểm kỷ niệm 47 năm đại thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hơn 3 năm trước, tôi đến vùng chảo lửa tuyến đầu này cùng một người Anh, người Thầy, người con của quê hương Quảng Trị - một trong những cây đại thụ của nền báo chí  nước nhà đương đại - nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa, chính khách  Phan Quang. Lần này ông không thể…

QUẢNG TRỊ YÊU THƯƠNG, MÁU VÀ HOA! QUẢNG TRỊ YÊU THƯƠNG, MÁU VÀ HOA!

Lời giới thiệu: Con ong làm mật, con tằm nhả tơ

PGS, TS. Nguyễn Tuấn Dũng * Giữa những ngày đại dịch COVID -19 đang hoành hành gây bao tang thương cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam, từ thủ đô Hà Nội tôi nhận được điện thoại của nhà báo, nhà văn Phạm Quốc Toàn, người anh thân quý, giọng trầm ấm, gần gũi, thân thiết thường ngày: “Những ngày giãn cách xã hội, anh hoàn thành bản thảo tập sách mới “COVID-19, Lời cảnh báo”, chú Tuấn Dũng đọc và thẩm định, xem có được không?”.

Lời giới thiệu: Con ong làm mật, con tằm nhả tơ Lời giới thiệu: Con ong làm mật, con tằm nhả tơ

Thay lời giới thiệu: Khơi nguồn vàng trắng

Nhà văn, nhà báo Trần Công Tấn Điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, phù hợp, nên cây cao su là thế mạnh của Việt Nam và các nước trong khu vực. Ngành Công nghiệp Cao su Việt Nam, trải qua nhiều bước thăng trầm. Những năm gần đây, trong sự nghiệp đổi mới, trong muôn vàn khó khăn, ngành Cao su Việt Nam tiếp tục phát triển, ổn định, có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nước; tác động tích cực đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội. Tập đoàn Công nghiệp Cao su…

Thay lời giới thiệu: Khơi nguồn vàng trắng Thay lời giới thiệu: Khơi nguồn vàng trắng
pham-quoc-toan-be-you-coffee
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_9
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_2
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_3
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_4
PHAM-QUOC-TOAN-DAI-HOC-QUAN-SU

Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn(*)

Một ngày giữa tháng Ba năm 2021, tôi nhận được tin nhắn của anh Phạm Quốc Toàn: “Chú Tấn ơi, bác in cuốn sách mới, chú Tấn viết giúp bác lời giới thiệu đầu sách!”. Tôi bấm máy trả lời ngay: “Em sẵn lòng. Bác gửi bản thảo (bản mềm) cho em theo địa chỉ email, bác nhé!”.

Bia_1_KHSN

Nhận được bản thảo “Khúc hát sông Ngàn” của anh, tôi mở ra đọc ngay. Những trang bản thảo có sức cuốn hút lạ lùng. Tôi đọc say mê như thời học trò mê đọc “Nghìn lẻ một đêm”, “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tây du ký”, “Thủy hử”... giấu sách dưới hộc bàn, vừa lấm lét nhìn thầy cô, vừa đưa mắt đọc như... ăn cướp từng trang sách. Lần này tôi đọc bản thảo “Khúc hát sông Ngàn”, dừng lại khi nước mắt giàn giụa, rồi lại đọc từng dòng, từng dòng khó lòng dứt ra.

Có thể, đối với tôi, sự cuốn hút của “Khúc hát sông Ngàn” bắt nguồn từ quan hệ thân thiết giữa anh với tôi. Tôi biết anh Phạm Quốc Toàn từ khá lâu, có lẽ đã bốn chục năm có lẻ. Với tôi, anh là người anh trân quý, người bạn vong niên thân thiết và hơn thế nữa - người thầy về nghề nghiệp. Anh tuổi Kỷ Sửu, tôi tuổi Quý Tỵ, vậy là hai anh em lệch nhau 5 tuổi. Hai người ở hai vùng quê thật xa nhau, người Hà Tĩnh, người Phú Thọ, nhưng lại có nhiều cái chung. Cùng học đại học báo chí ở Trường Tuyên huấn Trung ương, nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền, anh học khóa 1, tôi học khóa 2. Thời ấy, khóa 1 kết thúc, nhà trường mới chiêu sinh khóa 2, thành ra sinh viên khóa 1 tốt nghiệp ở lại trường làm thầy dạy sinh viên khóa 2 luôn. Nhiều anh chị khóa 1 ra làm báo rồi trở thành tấm gương, thần tượng cho sinh viên khóa 2. Anh Phạm Quốc Toàn là một người như thế. Khi tôi đang là sinh viên đã biết anh là cây viết bình luận có tiếng của báo. Tôi cũng như anh, là học viên biệt phái của Quân đội gửi đi học, nhưng khi anh tốt nghiệp về làm phóng viên báo Quân đội nhân dân hơn một năm rồi, tôi mới cắp cặp đi thi vào trường. Hai anh em cùng rời quân ngũ để ra làm việc trong môi trường dân sự do những lý do ngoài ý muốn. Cuộc “rút quân” khỏi báo Quân đội nhân dân của anh đã trải qua nhiều day dứt, vật vã. Còn với tôi, đã buồn đến khóc khi phải trả quyết định đến Phòng biên tập Công tác Chính trị của báo Quân đội nhân dân để về trường làm cán bộ giảng dạy. Có một thời gian dài, hai anh em cùng tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, cùng nhau đi công tác trong nước, ngoài nước, đã từng thủ thỉ tâm sự chuyện đời, chuyện nghề với nhau trong những đêm không ngủ. Nhiều người thầy, người bạn thân thiết của anh cũng là thầy, là anh, là bạn thân thiết của tôi. Tôi đã đọc hầu hết sách và nhiều bài báo của anh, kể cả những bài trong các chuyên mục tiểu phẩm, một thể loại mà đến giờ tôi và anh vẫn viết đều đặn cho các báo, tạp chí với những bút danh khác nhau.

Gần gũi, thân thiết như thế tưởng đã biết về anh, hiểu về anh. Đọc “Khúc hát sông Ngàn” mới thấy con người của anh sâu sắc hơn tôi nghĩ nhiều, tính cách của anh khảng khái mà nhân hậu hơn tôi biết nhiều, cuộc đời của anh gian nan, nghiệt ngã hơn tôi tưởng nhiều. Bởi thế, càng đọc, càng cuốn hút, càng thấu hiểu, càng thương yêu, càng trân trọng anh.

“Khúc hát sông Ngàn” có 2 phần. Phần 1 là viên ngọc sáng, là nguồn cội tạo nên sức hút, sự xúc động, hấp dẫn của cuốn sách. Đành rằng những nhận xét, đánh giá, chia sẻ, của bạn bè, đồng nghiệp dành cho anh (phần 2) là rất quý, rất đáng trân trọng. Nhưng chính những ý nghĩa, giá trị sâu thẳm trong văn hóa, truyền thống vùng đất quê hương, trong lối sống và tình cảm của gia đình, dòng tộc, trong những gian nan, thử thách nghiệt ngã của cuộc đời mà Phạm Quốc Toàn đã trải qua, cảm nhận, chiêm nghiệm và trần tình lại mới là cái mà người đọc mong đợi. Và nói cho cùng, đó mới là cơ sở, nguyên nhân cho những điều tốt đẹp, chân tình mà bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp chia sẻ trong phần 2.

Nghệ - Tĩnh là nơi đất linh thiêng, người hào kiệt thì rõ rồi. Tưởng rằng viết về vùng đất quá đỗi nổi tiếng như thế thì sẽ rất khó. Vậy mà anh Phạm Quốc Toàn viết về vùng đất ấy vẫn hay, vẫn hấp dẫn, lôi cuốn. Bắt đầu là “Đường vô xứ Nghệ” để nói về hình sông, thế núi, tính cách cư dân và văn hóa địa phương. Rất tự hào đấy nhưng tác giả vẫn chừng mực, hàm chứa sự khiêm cung của một con người ưu thời, mẫn thế, biết mình, biết người. Khen phụ nữ quê mình đẹp nhưng qua cảm nhận, kỷ niệm của một đồng nghiệp, đồng danh, bạn vong niên “Toàn” bút hiệu Cao Kim tận Hải Phòng, từng một thời khoác áo lính vào sinh ra tử. Đó là sự khéo của người viết nhưng lại thật tự nhiên, chân tình như khí chất con người quê anh.

Anh kể về quê hương gắn với những con người, kỷ niệm một thời làm cho câu chuyện cứ cuốn hút người đọc theo từng chi tiết. Trường đoạn về xứ sở của anh khép lại bằng một kỷ niệm mua vé xe giúp một “người dưng”. “Ui trời, cô gái bán vé trong quầy - cái quầy vé xe thời bao cấp chết tiệt, khe cửa hẹp bằng cái nắm đấm, chen lấn đứt cả cúc áo, - mà xinh ơi là xinh”. Cái vụ mua vé xe gặp may mắn với sự ngỡ ngàng về vẻ đẹp của cô gái bán vé mà thật bất ngờ lại chính người em họ của anh để lại ấn tượng vui bao nhiêu thì câu chuyện về sự hy sinh của “người xinh đẹp” ấy khi làm nhiệm vụ thanh niên xung phong ở miền Tây Quảng Bình lại để lại cho người đọc sự cảm thương bấy nhiêu. Tưởng là kỷ niệm vui mà lại thành buồn, tiếc và thương đến day dứt. Nhưng bù lại một chút gọi là có hậu, “người dưng” về sau lại trở thành Chủ tịch huyện Vũ Quang Phan Đức Cung, một người bạn thâm giao với anh. Có lẽ đó chính là sự nghiệt ngã, gian khổ, hy sinh nhưng không bi lụy, luôn có lối ra cho hy vọng, cho những điều tốt đẹp, cao cả của cuộc sống thời của chiến tranh ở quê hương anh, cũng như của cả nước mà anh Phạm Quốc Toàn hàm ý muốn nói.

Từ Nghệ - Tĩnh, câu chuyện của anh Phạm Quốc Toàn thu về làng Can Hợi - Phúc Trạch, nơi có giống bưởi ngon “độc nhất vô nhị”, có đặc sản “cây Dó Trầm quý hơn vàng”, nơi chôn nhau, cắt rốn của anh; về làng Trung Lương, Đức Thọ quê nội, nay thuộc thị xã Hồng Lĩnh, nơi sinh ra nhiều vị khoa bảng, danh nhân; về huyện Hương Khê vùng đất “chảo lửa, túi mưa”, nổi tiếng các danh thắng, căn cứ của phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Phan Đình Phùng... Câu chuyện về quê hương, nơi chôn nhau, cắt rốn của anh Phạm Quốc Toàn vừa gian khổ khó khăn, nhưng rất đỗi tự hào, gắn liền với những kỷ niệm một thời thơ trẻ của anh. Thật xúc động câu chuyện về 5 người bạn thân trong làng: Toàn (Ngạn), Tình (Ân), Hợi (Dục), Ý (Ưng) và Cần (Hội), mà theo tập quán ở quê, tên mỗi người được gọi kèm theo tên cha hay tên mẹ để phân biệt. Họ gắn bó, yêu thương nhau đến mức sẵn sàng cởi áo chịu roi để xin tha lỗi cho bạn. Ba trong số những người bạn ấy đã ngã xuống chiến trường, một người qua đời khi còn rất trẻ do bạo bệnh. Vậy là còn một mình anh - Phạm Quốc Toàn. Kể cũng là người cao số theo cách nói của dân gian. Trong câu chuyện ấy có cái rất riêng của anh, của quê anh, nhưng cũng có cái chung của nhiều làng quê, của số phận dân tộc trong cuộc chiến tranh khốc liệt ấy.

Sau Nghệ - Tĩnh, quê hương thứ nhất, anh Phạm Quốc Toàn kể về “Vũng Tàu biển hát”, quê hương thứ hai, nơi anh đã gắn bó từ những ngày khó khăn và chắc là sẽ gắn bó đến tận cùng đời mình. Nghe cái tên anh đặt “Vũng Tàu biển hát” có cái gì đó tự hào, như reo vui. Mà niềm vui và niềm tự hào có thật! Vui và tự hào bởi sự giàu có, tốt đẹp lên, cùng những toan lo đến vật vã để phát triển mạnh mẽ của thành phố bên bờ biển Đông. Vui và tự hào bởi những bạn bè thân hữu phẩm hạnh, thân thiết của riêng anh, những con người tài năng, sẵn lòng cống hiến của thành phố. Vui và tự hào bởi chính mảnh đất này đã cho anh một chỗ dừng chân để dựng nên mái ấm gia đình sau một hành trình gian khổ, khó khăn. Vui và tự hào bởi anh không chỉ là một chứng nhân, hơn thế nữa, anh còn là người đóng góp sức lực, trí tuệ và cả niềm tin yêu của mình vào công cuộc dựng xây, phát triển hôm nay và chuẩn bị cho thành phố ngày mai to đẹp hơn, tươi sáng hơn.

Song, nếu chỉ có những điều ấy thì chưa đủ để có thể nói về sự xúc động, sự cuốn hút của cuốn sách. Đành rằng 3 chương sách ấy quý đấy và không dễ gì viết được, nhất là không phải ai cũng có những chất liệu đắt như thế để viết ra. Bởi vì, chính 2 chương “Đấng sinh thành” và “Thử thách nghiệt ngã” mới là sự kết tinh lấp lánh nhất của cuốn sách. Anh viết về cha mình thật xúc động đến nghẹn ngào. Đó là sự chăm chút thương yêu mà người cha ấy dành cho anh cùng các em, dành cho người con dâu - vợ anh. Hãy nghe lời ông dặn anh: “Bố dành cho con mỗi tháng 8 đồng (tiền lúc đó) để đi học. Dù ăn cháo, ăn khoai và nhịn đói con cũng phải gắng học. Bỏ học là có tội với ông bà, cha mẹ”. Rồi những kỷ niệm về những ngày bố dẫn ra sân vận động Gon đá bóng, ra biển Cửa Nhượng tập bơi... Những kỷ niệm ấy càng da diết bởi sự ra đi đột ngột của con người thần tượng của anh, bởi cái hoàn cảnh mà anh “mãi mãi không còn bố”. Anh viết với nỗi lòng da diết về người mẹ “một đời tần tảo” thương chồng, thương con, dâng hiến cho chồng, cho con. Anh viết về sự ra đi đột ngột của đứa em út khi mới 25 tuổi với sự đau đớn, xót xa. Và khi cuộc đời tưởng đã an lành, gia đình tưởng như đã hạnh phúc, với “tuổi xưa nay hiếm” tưởng như đã ung dung tự tại để vui vầy với con cháu, thì tai họa lại ập đến. Người con gái út yêu quý đủ cả công, dung, ngôn, hạnh, tài, trí và hiếu thảo của anh đã ra đi mãi mãi khi mới 39 tuổi.

Đành rằng tình cảm giữa cha mẹ với con cái bao giờ chẳng sâu sắc, bao giờ chẳng đầy thương yêu, trách nhiệm. Điều đó đã là một quy luật. Nhưng hoàn cảnh mỗi người, mỗi gia đình mỗi khác. Một khi hoàn cảnh sống càng khắc nghiệt thì tình người, nhất là với những người ruột thịt trong gia đình càng sâu nặng, càng da diết, thiết tha. Hoàn cảnh sống của cả dân tộc trong thời chiến tranh ấy đã là khắc nghiệt. Nhưng hoàn cảnh của gia đình anh Phạm Quốc Toàn đúng là quá khắc nghiệt. Đọc những trang anh viết về gia đình, về bè bạn, về cuộc mưu sinh - phấn đấu của anh, tôi cứ nghĩ, không biết anh lấy đâu ra sức lực và lý trí để có thể chịu đựng, để có thể vượt qua ngần ấy khó khăn, mất mát, thử thách khắc nghiệt, và hơn thế, vẫn luôn thể hiện một phong thái bình thản, tự tin, khiêm nhường, nhân văn và rộng lượng. Phải gan góc lắm, kiên cường và bản lĩnh lắm mới có được cái phong thái ung dung tự tại ấy. Phải chăng chính là cái chất con người Nghệ - Tĩnh thông minh, hiếu học, hiếu thảo, cầu tiến, kiên nghị và đầy tự tin đã là cội rễ cho những thành đạt, thành danh của anh hôm nay. Và chính anh với những thành đạt, thành danh với phong thái ung dung tự tại của mình cũng đã góp phần tô đậm thêm những tính cách, phẩm hạnh tự hào của người Nghệ - Tĩnh!

Chương 6 - chương cuối của phần 1 khép lại, Phạm Quốc Toàn nói về nghề báo, nghiệp văn của anh, người con xứ Nghệ yêu và say nghề đến lạ. Anh say nghề đã hơn nửa thế kỷ cho đến tận hôm nay khi tuổi đã xế chiều vẫn sống chết với nó. Làm báo ở Trung ương, về làm báo ở địa phương, rồi trở lại làm báo ở Trung ương, 10 năm liên tục đóng vai Tổng biên tập một tạp chí nghề và Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Biết bao trải nghiệm và sự tổng kết chuyện đời, chuyện nghề, diện mạo - đời sống báo chí đương đại, nhân tình thế thái; tích cực và tiêu cực, vui và buồn của người cầm bút. Thật quý vô cùng về điều có thể rút ra từ trải nghiệm của một người làm báo dày dạn, luôn đong đầy trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân.

Và tôi đọc những lời mà anh em, bạn bè, đồng nghiệp viết về anh Phạm Quốc Toàn và các tác phẩm của anh càng thêm hiểu, thêm yêu và thêm trân trọng về con người anh, về những đóng góp của anh cho đời, cho nghề, cho nền báo chí đương đại mà anh đắm say, tận hiến, hết lòng phấn đấu. Hơn thế nữa, cũng là sự lắng nghe, cảm nhận cho chính mình bài học cuộc đời, sự nghiệp từ chính cuộc đời và sự nghiệp rất trân trọng của anh. 36 bài viết của 36 con người với những khác biệt về tuổi tác, nghề nghiệp, quan hệ cá nhân và cả quốc tịch. Có những người thuộc bậc đàn anh, trưởng thượng, cả về tuổi tác và nghề nghiệp như các nhà báo Hữu Thọ, Phan Quang, Phạm Khắc Lãm, Hồng Vinh, Cao Kim (Kim Toàn), Nguyễn Xuân Lương... Có người đã là thầy dạy cho anh về nghề báo trong trường đại học như thầy giáo Trần Bá Lạn. Có những người là bạn học, bạn nghề hay đồng liêu với anh như các nhà báo, nhà văn: Lê Liên, Nguyễn Uyển, Minh Sơn, Vũ Đình Quý, Nguyễn Đức Thiện, Phạm Đình Trọng, Mai Đức Lộc, Tô Hà... Có những người đồng nghiệp thế hệ đàn em như Hải Đường, Trần Thu Thủy, Lê Minh Quốc, Nguyễn Thị Trường Giang, Nguyễn Minh Nguyên, Dương Thanh Hoài... Có người viết văn, làm thơ như: Trần Thế Tuyển, Nguyễn Khắc Phê, Nguyễn Sỹ Đại, Trần Kim Hoa... Có những người là nhà giáo như: Chử Văn Lịch, Nguyễn Văn Cung, Tống Minh Hùng... Có doanh nhân như Bùi Ngọc Diệp... Có cả người nước ngoài - ông Bandhit Rajavatanadhanin - nguyên Chủ tịch Liên đoàn báo chí ASEAN, Cố vấn cao cấp Liên đoàn báo chí Thái Lan, nguyên Tổng biên tập báo Bangkok Post, một trong số ít tờ báo lớn, nổi tiếng của Thái Lan.

36 tác giả ấy đã làm nên một bách khoa thư nhỏ về anh Phạm Quốc Toàn và sự nghiệp sáng tạo trên cánh đồng chữ nghĩa của anh. Cho dù là viết về các tác phẩm hay viết về những kỷ niệm sống, làm việc cùng nhau thì tất cả các bài viết đều trở về mẫu số chung là con người anh. Nhà báo Phan Quang, cây đại thụ tài danh, uyên bác của làng báo Việt Nam nhận xét về anh: “Một con người kín đáo, khiêm nhường, kiệm lời, thường lắng nghe người khác tỏ bày, khi cần mới nói đôi câu, thế nhưng không có gì lọt khỏi đôi tai anh, và trí nhớ anh bền đến tuyệt vời. Anh đã cất lời thì vào cuộc luôn, hầu như chưa mấy khi tôi nghe Phạm Quốc Toàn đưa đẩy đón rào”.

Ông Bandhit Rajavatanadhanin, Cố vấn báo chí cấp cao của Thái Lan, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Báo chí ASEAN, nguyên Tổng Biên tập Bangkok Post danh giá dành cho anh những lời thân thiết, chân tình: “Ông là người bạn đã đến thăm quê hương và gia đình tôi như một thành viên yêu quý; ông đến thăm báo Bangkok Post, nơi tôi có nhiều năm gắn bó và làm Tổng biên tập, như một thành viên thân thiết. Tôi và ông đã đi và tới nhiều địa danh nổi tiếng của nước Thái. Ông cũng đã đưa nhiều bạn bè, đồng nghiệp Thái đến các vùng miền của nước Việt tươi đẹp. Nhắc đến “Khun Toàn” (tiếng Thái nghĩa là ông Toàn), những người bạn của tôi tại Thái Lan đều biết - gần gũi - thân tình và cảm nhận nơi ông một trái tim nhân hậu, tin cậy, yêu đời, yêu người, yêu nghề”.

Nhà báo Phạm Khắc Lãm, nguyên Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, một nhà văn hóa thông kim, bác cổ có cách nói về anh rất riêng, rất bất ngờ: “Tôi đọc chậm rãi, “nhâm nhi” từng trang, từng dòng “Tản mạn về đời”, “Đời và nghề”, “Tôi nói bằng mồm tôi”… của nhà báo Phạm Quốc Toàn. Điều toát lên từ các tác phẩm của anh mà tôi cảm nhận được: Tác giả là người rất có TÂM - chữ TÂM viết hoa. Nếu có pháp danh nhà Phật thì xin phép gọi là “Thích Thiện Tâm”.

“Văn cũng là người” và “Khúc hát sông Ngàn” chính là thể hiện con người của Phạm Quốc Toàn theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tôi đọc “Khúc hát sông Ngàn” không chỉ với sự cuốn hút của câu chuyện như một khúc tâm tưởng đầy tự hào về quê hương, gia đình, bè bạn và cuộc đời đầy sóng gió, gian nan, thử thách đến nghiệt ngã của anh Phạm Quốc Toàn, mà hơn thế, còn đến để cảm nhận, khâm phục và tự hào về một người anh, người thầy, người bạn, một nhân cách đáng kính trọng cả về tâm đức và tài năng.

Hà Nội, những ngày đầu tháng 4-2021

* Giáo sư, Tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam…


Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Hình ảnh Nhà Báo Phạm Quốc Toàn

Pham-Quoc_Toan-_Hoi-Nha-Bao-Viet-Nam
pham-quoc-toan-bao-dien-tu-thuong-hieu-viet
pham-quoc-toan-bao-dien-tu-nha-bao-va-cong-luan
pham-quoc-toan-bao-dien-tu-ba-ria-vung-tau
quan-doi-nhan-dan
pham-quoc-toan-bao-dien-tu-tap-chi-nguoi-lam-bao
pham-quoc-toan-tram-huong-phuc-trach
website-nha-bao-nha-tho-nha-van-hoa-si-le-minh-quoc
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_5
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_6
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_8
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_7