Thời cuộc NHÀ LÃNH ĐẠO ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC HẾT LÒNG VÌ NƯỚC, VÌ DÂN: KHÔNG GÌ CHE DẤU ĐƯỢC NHÂN DÂN DÂN

NHÀ LÃNH ĐẠO ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC HẾT LÒNG VÌ NƯỚC, VÌ DÂN: KHÔNG GÌ CHE DẤU ĐƯỢC NHÂN DÂN DÂN

PHẠM QUỐC TOÀN

Ngày 19/7/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tài năng và đức độ, một trí tuệ lớn, một nhân cách lớn, một nhà báo uy tín như “Cánh Hạc về trời Phù cho non nước vững Âu Vàng”. Ngày 25 và 26/7/2024 - hai ngày Quốc tang, tại nhà tang lễ Quốc gia, hội trường Thống Nhất Tp. HCM, quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, hơn 6000 đoàn  trong nước, hơn 100 đoàn quốc tế, hơn 200.000 lượt đồng chí, đồng bào và chiến sỹ cả nước, bạn bè quốc tế; gần 500.000 lượt người dân chia buồn qua sổ tang điện tử đã tiễn biệt Người. Hàng chục triệu đồng bào, đồng chí khắp mọi miền, kiều bào ở nước ngoài  rơi nước mắt kính tiễn Tổng Bí thư về với đất Mẹ trong niềm tiếc thương vô hạn.

1_2-ava-2388

DANH DỰ LÀ ĐIỀU THIÊNG LIÊNG, CAO QUÝ NHẤT

Hàng ngàn người thành kính đứng dọc các đại lộ  của thủ đô Hà Nội dưới nắng gắt trong cái oi ả của mùa hè sau cơn bão số 2, nơi đoàn xe đưa linh cữu  Tổng Bí thư về nghĩa trang Mai Dịch.  Và trước đó, dòng người như bất tận đứng dưới mưa, trong đêm muộn lặng lẽ  xếp hàng chờ đến lượt vào thắp nhang tiễn đưa Tổng Bí thư. Những cụ già trên 90 tuổi, các thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh chống nạng gỗ, những cô thầy giáo thuở sinh thời của người học trò ưu tú Nguyễn Phú Trọng  hòa  vào dòng người như chầm chậm cuộn chảy tới  nhà tang lễ.

Đã khá lâu mới có một đám tang lớn của dân, người ra đi sống trong lòng dân. Không gì là người dân không biết, không hiểu, không gì có thể che dấu được lòng dân.  Một câu hỏi lớn được đặt ra ngay lúc này, trong những ngày “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa” (Thơ Tố Hữu, ngày Bác Hồ đi xa), tại sao có không ít cán bộ cấp cao mà dân không trọng, không yêu?

z5663204532225_190536fe6c554be4510dd16a74bd3143

Nhà sử học Dương Trung Quốc hòa vào dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Nhân dân biết hết mọi thứ, lòng dân chính là thước đo sự trong sạch của các công bộc”. Hãy nhìn vào tang lễ nhà lãnh đạo tài đức vẹn toàn để soi vào mình, xem dưới chân mình có bị lấm lem bùn dơ? hãy soi vào tâm can mình để biết mình có trong sạch, có được dân tin, dân trọng?

Ai đó đã viết “Sự thao thức trong dòng người!”. Dòng người lặng lẽ trong bộ quần áo màu đen đến tiễn đưa nhà lãnh đạo đức độ, tài năng, gần dân. Người Cộng sản chân chính Nguyễn Phú Trọng tự nó phản chiếu những gương mặt nào đó sống không biết trọng danh dự. Bên cạnh những khuôn mặt thất thần, đau buồn, những tiếc thương nức nghẹn, đây đó vẫn có những bộ mặt vô ơn, vô cảm, nhìn vào không ai không biết. Sự thao thức của dòng người kính tiễn Tổng Bí thư nhắc nhở trách nhiệm nặng nề nhưng vinh quang đối với những người đang sống – sống sao cho xứng đáng với Tổ quốc Việt Nam vĩ đại, với Nhân dân anh hùng, với những người đã ngã xuống, để khỏi xót xa ân hận với những việc làm không biết trọng danh dự.

Cơn mưa lúc nhẹ lúc nặng hạt hầu như diễn ra khắp  ba miền. Nhiều người lại nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu ngày Bác Hồ kính yêu từ trần hơn nửa thế kỷ trước “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Lúc này với những cơn mưa trời và “mưa lòng”, người dân khắp mọi miền đã giành cho Tổng Bí thư, nhiều người trìu mến gọi bác Trọng, nghiêng mình, tiếc thương vô hạn.

Vào một thời điểm đặc biệt, tình hình thế giới và khu vực có những biến động phức tạp khó lường. Đất nước ta tiếp tục thực hiện  hành trình của công cuộc đổi mới gần trọn 40 năm với nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về  kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, hoạt động đối ngoại; cuộc chiến chống giặc nội xâm  phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực  quyết liệt, không khoan nhượng, hợp lòng dân mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chiến sĩ tiên phong.

3ff75aad807725297c66

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến nhà riêng tại Hà Nội thắp nhang tưởng nhớ và  chia buồn cùng phu nhân và các thành viên gia đình TBT Nguyễn Phú Trọng

Trên các trang mạng xã hội, người ta tự thay đổi hình ảnh đại diện bằng những tấm ảnh gần gũi, bình dị, thân thương của bác Trọng. Chủ nhân các trang mạng bằng nhiều cách  đã thông tin, bình luận, bày tỏ lòng ngưỡng mộ, vô cùng thương tiếc nhà lãnh đạo tiêu biểu, mẫu mực của Đảng, dân tộc được coi là “người đốt lò vĩ đại”, đi tiên phong “tẩy trừ cỏ dại” mang hoa tươi và mật ngọt cho đời. Nhiều bản nhạc và lời ca, dân ca quan họ, ví dặm, hàng trăm bài thơ  bằng những câu thơ dung dị, cảm tác từ sự xúc động của con tim đã xuất hiện, ca ngợi cuộc đời và sự nghiệp của nhà lãnh đạo có tâm, có tầm.  Ca khúc “Một đời là sen ngát” của tác giả Hà Tùng Long, ca sỹ Anh Thơ thể hiện, từ 4 câu thơ:  Tiễn Người về mây trắng/ Lòng se sắt tiếc thương/ Một đời là sen ngát/ Vạn cổ rạng ánh dương … chỉ sau 2 ngày ra đời đã chạm mốc 1 triệu view. Những câu nói chuẩn mực như kinh điển của Tổng Bí thư về lối sống, nhân cách, đạo đức con người, đạo đức cách mạng, sự chế ngự lòng tham, làm cán bộ cần biết liêm sỉ, trọng danh dự, tham bạc tham tiền lúc chết nào  ai có thể có mang theo? được nhắc đến như là những châm ngôn sống hiện đại mà bất hủ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Bác Trọng kính mến - được coi là “Tổng tư lệnh của lòng dân!” là vậy.

Cán bộ và nhân dân, các cựu chiến binh nhiều vùng miền lập bàn thờ tưởng nhớ Tổng Bí thư. Trước khi trở thành Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc Hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư là nhà báo xuất sắc, Tổng Biên tập Tạp chí lý luận hàng đầu của Đảng. Chịu học, chịu nghiên cứu, một ngòi bút báo chí trí tuệ, sắc sảo, uyên thâm, phong thái báo chí bình dị, rất dễ gần. Nhiều đồng nghiệp, nhiều cộng tác viên luôn nhớ tới nhà báo, Tổng biên tập  Nguyễn Phú Trọng như một tài năng xuất chúng, tấm gương đạo đức làm nghề thông tuệ, mẫn cán,  cẩn thận, chín chu, tiêu biểu.

Các quầy báo ở nhiều nơi sáng sớm ngày 20 đến ngày 25, 26/7/2024 phủ màu đen, màu của nỗi đau buồn to lớn khi báo chí đưa tin, đăng Thông cáo Đặc biệt, Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về cõi vĩnh hằng. Tổng Bí thư là  nhà lãnh đạo  cần kiệm liêm chính chí công vô tư gtheo đạo đức Hồ Chí Minh, tạo nên một phẩm chất trong sáng một tầm cao trí tuệ nổi trội. Đó là  một nhân cách lớn của một nhà lãnh đạo kiên trung, uy tín của Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Quân đội ta. Đồng chí, đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài học tấm gương sáng  Nguyễn Phú Trọng một đời  vì nước vì dân, vì sự phồn vinh của Tổ quốc; vì  tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia và  dân tộc.

555

TBT Nguyễn Phú Trọng sống trong lòng nhân dân

Tổng  Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói những lời chân thành, thấm thía, chí trung chí hiếu vẹn tròn: “Muốn làm người đảng viên, muốn làm người cán bộ, trước hết phải là một con người chân chính. Một con người biết trọng liêm sỉ, biết trọng danh dự, bởi danh dự là thứ cao quý nhất trên đời. Đời người chỉ sống có một lần, hãy sống sao cho có ý nghiã. Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất”.  Con người ta cần  ăn ngon, mặc đẹp, nhưng như vậy là chưa đủ. Cốt yếu cuộc sống con người là tâm hồn lành mạnh, trong sáng, có tình thương yêu, sẻ chia và biết đủ, biết buông bỏ. Trên trang cá nhân, nhà báo Lê Hữu Quế vốn là một viên chức năng động, anh như chùng lại ít nói và ngẫm suy. Điều ít thấy, Lê Hữu Quế đã làm thơ, những vần thơ dung dị, viết ngày 19/7/2024 về Tổng Bí thư: “Không ngồi ghế dát vàng/ Tránh tiệc tùng cao sang/ không đi xe tiền tỷ/ suốt cuộc đời không nghỉ/ Chỉ vì nước vì dân/ … Hôm nay Anh về với Tổ tiên/ Nhân dân đồng chí khắp mọi miền/ Bạn bè chí thiết toàn nhân loại/ Luôn nhớ Anh – gương sáng Người hiền!”.

Dân ca xứ Nghệ “Bác Trọng trong lòng dân” sáng tác Mai Văn Lạng, thể hiện Văn Sang phát trên báo Hà Tĩnh điện tử; Bài thơ “Bác Trọng đã đi xa” tác giả Bình Yên, diễn ngâm nghệ sỹ Mạnh Hùng; Bài hát chèo “Tiếc thương bác Trọng” thực hiện  Huyền Thương và nhóm Nghệ Sỹ thật bồi hồi, da diết; Bài hát “Tiếc thương ngọn cờ đầu”, lời của Hoàng Bảo, thể hiện Quang Bình “Cảm ơn Người suốt đời vì dân” … được dàn dựng công phu, nhiều hình ảnh đẹp đã vút cao, nói thay lòng cho hàng chục  triệu  người dân đất Việt về “Tổng Bí thư trọn đời vì nước vì dân.”

Các nhà hoạt động văn hóa, ca sĩ, các giới nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo đều giành cho bác Trọng – Tổng Bí thư của Đảng những tình cảm trân trọng, thân thương, trìu mến. Một bộ phim tài liệu đặc biệt về cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được công chiếu trên màn ảnh nhỏ đài Truyền hình Việt Nam đêm 19/7/2024 gây xúc động bao người. Cả ê kíp làm phim đã ôm nhau khóc trên sân của đơn vị  khi phim phát sóng. Đạo diễn bộ phim tài liệu đặc biệt Đặng Thái Huyền  kể lại: Chúng tôi vui vì hết mình chạy đua với thời gian hoàn thành nhiệm vụ trong một thời gian rất ngắn. Chúng tôi càng vui và kính trọng bác Trọng của chúng ta, một tâm hồn bình dị, gần gũi, thân thương, khiêm tốn và sẻ chia.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  là tấm gương nhiệt huyết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; đất nước phát triển, phồn vinh; nhân dân ta  ai cũng  có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Gần 15 năm của 3 nhiệm kỳ là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng tập thể lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tập hợp dưới một ngọn cờ,  lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân  vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị trí và uy tín trên trường quốc tế như hôm nay.

HỌC ẤM VÀO THÂN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng là tấm gương sáng về tinh thần chịu học, tự học, học tập không ngơi nghỉ - học trong sách vở và học trong thực tiễn. Thời kỳ làm Tổng Biên tập Tạp chí Công sản, nhà báo, Tổng Biên tập  Nguyễn Phú Trọng  luôn khẳng định tinh thần tự học, gương mẫu học tập: “Nhà báo mà không chịu khó, không chăm chỉ đọc sách, nghiên cứu, lười học tập là tụt hậu, là tự loại bỏ mình, rời xa đội ngũ”. Bằng con đường kiên trì học tập, nhà báo Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lý luận tầm cao trí tuệ, tư duy vượt trội, đóng góp cho kho tàng lý luận của Đảng, thông điệp truyền cảm hứng cho đất nước, dân tộc, vững bước đi lên theo con đường Đảng, Bác Hồ, dân tộc ta, nhân dân ta đã lựa chọn. Kho tàng lý luận của Việt Nam là tài liệu quý cho nhiều Đảng anh em, bầu bạn thế giới tham khảo. Trong hoạt động đối ngoại với luận điểm sáng tạo “Ngoại giao cây tre”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại nhiều dấu ấn theo nguyên tắc độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

0fc0d64f-0c5f-438f-a4cd-066699af3c1e

Người dân đứng dưới nắng gắt chờ đoàn xe chở lĩnh cữu TBT Nguyễn Phú Trọng đi về nghĩa trang Mai Dịch trong ngày Quốc tang 26/7/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường nhắc tới bậc vĩ nhân kiệt xuất Chu văn An.  Chu Văn An (1292 – 1370) là một trong các danh nhân  của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc – UNESCO -  vinh danh. Ông là nhà giáo, nhà sư phạm mẫu mực, thầy thuốc đạo đức và tài hoa, một đại quan dưới triều đại nhà Trần; là vị quan thanh liêm, cương trực, không cầu lợi,  nhà giáo  tiêu biểu của mọi thời đại. Có nhiều giai thoại, chuyện kể về nhà giáo, thầy thuốc Chu Văn An. Ông nói trong thiên hạ “Học ấm vào thân”. Khi đã là đại quan, gặp thầy giáo cũ ông khiêm nhường tự nhận mình là “học trò nhỏ” cúi mình lạy thầy, xin thầy “tha lỗi nghịch ngộ” thời cắp sách tới trường, lúc còn là cậu học trò bên lũy tre làng.

Nhân nói về  chuyện nhà giáo tiền bối, đại quan Chu Văn An, mọi người lại nhắc đến tấm gương sáng kính  thầy, trọng bạn của một nhà báo xuất sắc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ở cương vị Tổng Bí thư, nhà lãnh đạo cao nhất  của Đảng vẫn luôn giữ nếp sống tôn sư trọng đạo. Ngày 26/1/2019 (20 tháng Chạp), người “học trò nhỏ” Nguyễn Phú Trọng viết thư cho cô giáo chủ nhiệm: ”Kính thưa cô giáo Đặng Thị Phúc. Nhân dịp chuẩn bị đón tết cổ truyền của dân tộc, xuân Kỷ Hợi 2019, em xin có mấy lời kính thăm cô và gia đình. Kính chúc thầy cô sang năm mới sức khỏe, trường thọ; chúc toàn thể gia đình an khang, mọi việc hanh thông, tốt đẹp, có nhiều niềm vui mới. Học trò cũ của cô.  Em vẫn giữ mãi những kỷ niệm sâu sắc, không bao giờ phai mờ trong những năm tháng được cô dạy bảo”. Ngày tang lễ 26/7/2024, cô giáo Đặng Thị Phúc ngồi xe lăn đến nhà tang lễ quốc gia đôi mắt nhòa lệ: “Em ơi, đáng lẽ em phải đi viếng cô giáo mà nay cô giáo lại đến viếng em – học trò cưng của cô!”. Thầy giáo Nguyễn Trọng Vịnh, dạy lớp 10 trường cấp 3 Nguyễn gia Thiều năm nay 91 tuổi  kịp bay về từ nước Đức xúc động mặc bộ vét tông màu đen đến viếng học trò ngoan ngày nào. Khi có một tác phẩm lý luận in xong, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi tới thầy giáo cũ với dòng chữ đẹp nắn nót: “Kính biếu thầy Ngô Đức Giảng, người thầy em hằng kính trọng với tất cả tấm lòng mình  mấy chục năm nay. Người học trò nhỏ của Thầy. TRỌNG (ký tên)”.

Cả nước đau thương để tang, kính trọng tưởng nhớ  nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và dân tộc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nỗi đau buồn rồi sẽ qua đi, cuộc sống vẫn không ngừng đi tới, học tập và tưởng nhớ - từ chuyện danh nhân đáng kính Chu Văn An nghĩ tới cội nguồn, nghĩ về sự đam mê Học nữa, Học mãi,  Học ấm vào thân, không ngưng nghỉ theo gương Tổng bí thư, Giáo sư  Nguyễn Phú Trọng.

MỘT NGƯỜI VIỆT NAM RẤT ĐẶC BIỆT ĐÃ RA ĐI

Tôi quen thân Giáo sư Ahn Kyong Hwan, một chuyên gia ngôn ngữ người Hàn Quốc yêu tiếng Việt, yêu văn hóa Việt Nam, người đã dịch tập thơ  “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Truyện kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nhật ký Đặng Thùy Trâm …  sang tiếng Hàn. Từ sự kết nối của Giáo sư Ahn Kyyong Hwan tôi quen biết, kết bạn với  nhà văn Hàn Quốc, người vừa hoàn thành tác phẩm hơn 400 trang in mang tên “NGUYỄN PHÚ TRỌNG”. Đó là nhà văn Cho Chul Hyeon một đời đam mê gắn bó với cây bút và những trang văn.

Giáo sư Ahn Kyong Hwan rất yêu cây dừa Việt Nam, yêu bài hát “Dáng đứng Bến Tre” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Từ tình yêu cây dừa mà ông đã chuyên tâm học tiếng Việt tốt nghiệp khoa ngữ văn trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Nhà văn Cho Chul Hyeon yêu cây tre Việt Nam, đọc gần như gần thuộc lòng bài tùy bút Cây tre của nhà văn, nhà báo  Thép Mới, từ cây tre ông mê “ngoại giao Cây tre” – một trường phái ngoại giao đặc biệt mà người khởi xướng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

le_dua_tang_tong_bi_thu_nguyen_phu_trong_7505133

Hàng ngàn người đến kính tiễn TBT Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Đêm 19/7/2024, từ thủ đô Seoul  của Hàn Quốc nhà văn Cho Chul Hyeon bàng hoàng và xúc động  nhận được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. Ông nghẹn ngào, giọng nói  như lạc đi khi điện thoại cho bạn là Giáo sư Ahn Kyong Hwan đang ở Hà Nội trong vai  Đại sứ du lịch Việt Nam:

-  Bạn ơi, vậy là một người Việt Nam rất đặc biệt trong trái tim tôi đã ra đi. Thật may mắn tác phẩm NGUYỄN PHÚ TRỌNG của tôi đã kịp hoàn thành, đã được mang đến Hà Nội, bản tôi ký tặng Tổng Bí thư đã kịp tới tay Người. Đại sứ  Hàn Quốc tại Hà Nội đã báo cho tôi biết Tổng bí thư đã rất vui nhận được sách “Nguyễn Phú Trọng” bản  tiếng Hàn. Từ căn phòng điều trị  bệnh tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xúc động chuyển lời cảm ơn tác giả.

Giáo sư Ahn Kyong Hwan đã gửi thư, nhắn tin qua zalo và điện thoại kể với tôi nhiều câu chuyện xúc động mà nhà văn Hàn Quốc  Cho Chul Hyeon đã dày công  trong nhiều  năm,  những chuyến bay  Seoul – Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh và ngược lại,  vào các thư viện Việt Nam, gặp những người cần gặp  tìm kiếm tài liệu để viết tác phẩm NGUYỄN PHÚ TRỌNG. Ông đọc trực tiếp khóa luận thi tốt nghiệp khoa ngữ văn  Đại học Tổng hợp Hà Nội cuối những năm 60 của thế kỷ trước của sinh viên Nguyễn Phú Trọng; đi về quê hương của Tổng Bí thư ở ngoại thành Hà Nội để tìm hiểu về gia đình, nơi sinh thành, thời kỳ niên thiếu  của Tỗng Bí thư.

16ff6bfbb621137f4a30

Nhà văn Cho Chul Hyeon và Giáo sư Ahn Kyong Hwan gửi thư cho tôi qua hòm thư điện tử bày tỏ tình cảm, sự thán phục, kính trọng Tổng bí thư  khi nhà văn  viết tác phẩm NGUYỄN PHÚ TRỌNG. Nhà văn Cho Chul Hyeon viết: Nguyễn Phú Trọng có đủ cả tâm và tài, đức đô và trí tuệ, sống cuộc đời liêm chính, không màng danh lợi, tận hiến cuộc đời cho đất nước và người dân. Ông là nhà lãnh đạo được người dân yêu mến, kính trọng, có tầm ảnh hưởng toàn thế giới, các nhà lãnh đạo của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc … đều dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sự tin cậy và kính trọng. Nhà văn Cho Chul Hyeon viết: Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về  Ngoại giao cây tre của Việt Nam, cái hay cái đẹp về cây tre Việt Nam bền gốc, chí lớn, thân tre và ngọn tre uyển chuyển, dẻo dai. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng học giỏi văn, luận văn tốt nghiệp ngữ văn thuộc loại xuất sắc, hiểu sâu sắc Truyện Kiều, rất thuộc Nhật ký trong tù, thơ của nhà thơ Sóng Hồng, Tố Hữu, Chế Lan Viên và cả thơ của nhà thơ Nguyễn Duy khi viết về cây tre: Thân gầy guộc, lá mong manh/ Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi”.

Giáo sư Ahn Kyong Hwan và nhà văn Cho Chul Hyeon kể các giai thoại về “Sỹ phu Bắc Hà” nho nhã, thông minh, thâm thúy, cốt cách với tất cả sự  thán phục, am tường và thân thiết. Tổng Bí thư là một “Sỹ phu Bắc Hà” đong đầy những nét tinh hoa của văn hóa Việt Nam, đạo đức Việt Nam, trí tuệ Việt Nam, thâm thúy Việt Nam. Ngoại giao cây tre là con đường sáng tạo ngoại giao vinh quang để Việt Nam kết bạn bè muôn phương, bạn bè của mọi quốc gia trên mọi châu lục; nếu xưa là cựu thù thì nay  gác lại quá khứ  nhìn về tương lai, trở thành đối tác chiến lược toàn diện bên nhau, hợp tác tin cậy, cùng có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Tác phẩm NGUYỄN PHÚ TRỌNG của nhà văn Hàn Quốc Cho Chul Hyeon với những trang viết, những chương sách tô đậm nét đẹp mẫu mực của một Nguyễn Phú Trọng thời tuổi trẻ, thời kỳ làm  báo chuyên nghiệp và làm Bí thư thành phố Hà Nội, làm Chủ tịch Quốc hội, giữ cương vị cao nhất, Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Tác phẩm NGUYỄN PHÚ TRỌNG của nhà văn Cho Chul  Hyeon sẽ được dịch sang tiếng Việt trong thời gian tới, bởi một nhà xuất bản uy tín của Việt Nam. Tác phẩm NGUYỄN PHÚ TRỌNG xin được là một nén nhang lòng để tưởng nhớ, vô cùng thương tiếc, thật sự ngưỡng một một trong những nhà lãnh đạo cao nhất, mẫu mực, tiêu biểu  của Việt Nam ./.

Tháng 8/ 2024

P.Q.T

 

Chia sẻ liên kết này...

Add comment