Tác phẩm PQT Đọc tản mạn về đời - “TẢN MẠN VỀ ĐỜI” VỚI PHẠM QUỐC TOÀN

Đọc tản mạn về đời - “TẢN MẠN VỀ ĐỜI” VỚI PHẠM QUỐC TOÀN

Mục lục
Đọc tản mạn về đời
LẮNG ĐỌNG TÌNH ĐỜI
“TẢN MẠN VỀ ĐỜI” VỚI PHẠM QUỐC TOÀN
“TRÚC CÂU THIÊN LÝ LỘ CHÍ TÌNH”
NGHÃ TÌNH SÂU NẶNG
PHẠM QUỐC TOÀN – TẢN MẠN VỀ ĐỜI
TẢN MẠN VỀ ĐỜI - BÙI NGỌC DIỆP
CHẮT LỌC NHÂN VĂN TRONG “ TẢN MẠN VỀ ĐỜI”
LAN MAN CÙNG “TẢN MẠN VỀ ĐỜI”
Tất cả các trang

“TẢN MẠN VỀ ĐỜI” VỚI PHẠM QUỐC TOÀN

Khánh Tường

Nhà báo Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, vừa  ra mắt bạn đọc cuốn sách mang tựa đề khá hiền lành: “Tản mạn về đời”. Cuốn sách gồm 6 phần, được đánh số thứ tự. Trong phần tự bạch, anh giới thiệu với bạn đọc chủ đề từng phần: “Phần đầu là những ký ức về người Thầy, người Anh – một thời tôi may mắn được gắn bó; tố chất, bản lĩnh của họ đã tác động nhiều đến nghiệp làm báo của tôi cũng như thế hệ làm báo thời kỳ hai miền Nam Bắc còn chia cắt. Những dòng tiếp theo là những dòng ký ức đậm chất nghề – chân dung về những người bạn, đồng nghiệp, những câu chuyện cảm động về cuộc sống đầy gian khổ – tình người đã qua…”.Cầm cuốn sách mang cái tên “phổ cập”, có dung lượng vừa phải – 312 trang – được trình bày đơn giản nhưng lạ mắt, sang trọng. Tôi không ngạc nhiên, bởi Quốc Toàn là vậy: Không ồn ào, suy ngẫm nhiều hơn nói, nhìn đời bằng đôi mắt tinh tường, nhân hậu – anh thuộc dạng người “Anh hoa không phát tiết ra ngoài”, cái duyên đằm thắm xứ Nghệ “lặn vào trong” chứ không “bong ra ngoài”. Hình thức cuốn sách phần nào phản ánh bản chất tác giả. Còn nội dung? Văn tức là người vậy – “Tản mạn về đời” gồm 45 tản mạn, câu chuyện nào cũng có dấu ấn nhà báo xứ Nghệ Phạm Quốc Toàn. Nhưng tính cách tác giả bộc lộ rõ nhất ở câu chuyện “Duyên nợ với ấn phẩm Hội”.  

7

Địa lan...tôi yêu

Đầu năm 2012, khi biết nhà báo Phạm Quốc Toàn in sách, tôi đinh ninh đó là cuốn sách tập hợp những bài báo thuộc thể ngôn luận mà anh có thế mạnh; hoặc giả là cuốn sách gồm những bài bút ký, ghi chép, phóng sự, tiểu phẩm – mà anh khá sắc sảo –  trong quãng thời gian 40 năm gắn bó với nghề, như nhiều nhà báo từng làm. Hoàn toàn không phải vậy. Cuối tháng 10-2012, tôi đọc bản thảo; hóa ra nội dung tập sách là những bài viết mới toanh. Hiển nhiên, in sách là từ một đòi hỏi khác chứ không phải cốt “lưu giữ” lại những đứa con tinh thần mình đã sinh ra. 

Trong “Lời tác giả”, Phạm Quốc Toàn bộc bạch: “… có tản mạn tôi chỉ viết một mạch là xong, thậm chí một ngày tôi viết ba tản mạn, chất liệu cứ hiện lên rõ mồn một. Nhưng cũng có những tản mạn tôi phải dành thời gian một vài tháng để gặp gỡ, điện thoại, trò chuyện với nhân vật mình “tản mạn” và kiểm chứng trí nhớ từ những tài liệu còn lưu giữ, từ những người thân, bạn bè, đồng nghiệp”. 

8

Ông & Cháu - Be you coffee & tea!

Viết nhanh vốn là sở trường của tác giả, bởi cái nghề “Bình luận thời sự” nó buộc anh phải thế. Nhưng với “Tản mạn về đời” nhà báo Phạm Quốc Toàn đã tạo ra một tác phẩm có chiều sâu, lắng đọng, anh dành thời gian đầu tư kiểm chứng những chất liệu sinh động trong từng câu chuyện công phu, bài bản. Điều này bạn đọc dễ cảm nhận trong “Tản mạn về đời”. Có những bài không ngắn, đọc khá thú vị với những chi tiết đời thường được một ngòi bút trào lộng có nghề xử lý, khiến người đọc bật cười khoái chá, nhưng lại là  câu chuyện nhẹ nhàng, ẩn chứa những ý nghĩa cuộc đời, như: Hội Hoa quỳnh, Hội đồng Trung úy, Họ Phạm làm báo lính, Mê báo – duyên thơ, Người con vùng Hồ Kẻ Gỗ ... Có bài khá gọn ghẽ về số trang, số chữ nhưng lại chứa đựng ý tưởng sâu sắc, những kí thác buồn về thế thái nhân tình. Lại cũng có tản mạn, theo tôi, tác giả viết nhanh nhưng suy ngẫm về nó thì lâu, cả trước và sau khi viết. Đây là “kết quả” vắt từ  sự trăn trở của tác giả trong gần nửa thế kỷ làm nghề. Có chức, có quyền, tận tâm tận lực trong công việc, sống trung thực, anh có một lăng kính quý giá để nhìn đời, nhìn người và suy ngẫm. Những cọ xát trong nhiệm vụ giúp anh nhìn rõ thật giả, công bằng trong đánh giá, phân tích lý giải những chuyện “phi lý” ở đời. 

Phạm Quốc Toàn chiêm nghiệm từ thực tế, bây giờ đã đến lúc đủ chín để bộc lộ thái độ khinh bỉ sự giả dối, nịnh bợ, những toan tính xấu xa… Nhưng vốn có “tính thiện”, anh lại không muốn làm đối tượng bị tổn thương – Đó chính là mâu thuẫn khó dung hòa. Có những tản mạn, sách sắp in rồi mà anh còn đắn đo, suy nghĩ, cắt hẳn một đoạn hoặc điều chỉnh câu chữ cho mềm đi. Các tản mạn: Tôi với CIA, Sách của MÁRQUEZ thành bột giấy, Xem mặt mà bắt hình dong, Đời là vậy, Biết thì thưa thốt…, theo tôi, tác giả viết trong tâm trạng “cười”… cái sự đời, cười ra nước mắt. 

Ta hãy đọc mấy câu mở đầu  “Tôi với CIA”: “Trên đời này thiếu gì sự ngờ, có kẻ mình cưu mang, đùm bọc, lo cho từng ly từng tí, tưởng hắn chơi đẹp, nhưng chuyện đời là vậy, chưa đến ba bảy hai mươi mốt ngày hắn đã chẳng coi mình là cái “đinh” gì”. Thế mới hay, trên đời, cái đáng sợ nhất là sự phản bội. Chẳng thế mà cụ Nguyễn Công Trứ, một danh nhân đa tài, đa tình, đa đoan và…đa hoạn đã phải nổi đóa mà chửi thề:

Đéo mẹ nhân tình - đã biết rồi

Nhạt như nước ốc, bạc như vôi

Tiền tài hai chữ, son khuyên ngược

Nhân nghĩa đôi đường, nước chảy xuôi!

Ở trang 153 của “Tản mạn về đời”, Phạm Quốc Toàn nhắc đến Nguyễn Công Trứ, có lẽ anh muốn nói về bài thơ chửi đời này nhưng e thiên hạ cho là tác giả vì ngại va chạm nên không trích nguyên văn?!

9

Còn đây là một đoạn trong “Xem mặt mà bắt hình dong”: “Phép biện chứng duy vật kỵ khoa xem tướng số. Nhưng văn hóa phương Đông lại có câu rất hay: “Xem mặt mà bắt hình dong”. Nghiệm vào thực tế, điều ấy thật chí lý. Một cán bộ cao cấp khi quán triệt nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, khi xem xét cán bộ không nên coi nhẹ việc xem mặt mà bắt hình dong. Sự không trung thực, lừa lọc tham nhũng đôi khi còn thể hiện ở diện mạo nét mặt con người. Mặt “chuột” thời nào cũng là mặt “chuột”. Chịu khó quan sát sẽ thấy, không hiếm lắm đâu. Xin hãy tránh xa, đừng để cháy nhà mới lòi ra mặt “chuột”. 

10

Nông trại - cuộc đời vẫn đẹp sao !

Nhà báo Phạm Quốc Toàn, một người trầm tĩnh, kín đáo, cốt cách xứ Nghệ, giàu vốn sống bày tỏ thái độ dứt khoát, rõ ràng. Cùng với những  câu chuyện trữ tình như: Tướng quân làm chủ tịch, Viên mãn tuổi 85, Nhớ thầy Vũ Trọng Huỳnh, Út Khiêm không đi xa, Chào em cô gái Lam Hồng … bộc lộ sự ưu thời mẫn thế, với lối văn phong giản dị, sinh động tình người, đã xâu chuổi, kết nối tạo nên thành công của “Tản mạn về đời” hấp dẫn, nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc./.

(Tạp chí Thương mại, số ngày 20.12.2012;

Báo Lao động xã hội , số ngày 23.12.2012; 

Tạp chí Doanh nghiệp, sô ngày 18.12.2012;

Báo Quân đội - Nhân dân, số ngày 6.1.2013;)



Add comment