CUỘC HỘI NGỘ HAI LÃO TƯỚNG
Ngày 13.9.2017, nhà báo Trần Hữu Minh đến Vũng Tàu. Chúng tôi tìm đến 79 Mạc Đĩnh Chi gặp lão tướng Đỗ Hội. Cấp hàm Đại tá, nghỉ hưu ông được đặc cách hưởng lương tướng – là một vị tướng nhà báo thực thụ, mang trong mình dòng máu du kích ba Tơ quê hương Quảng Ngãi của ông, kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, vốn là doanh nhân, quan hệ xã hội sâu rộng, nhiều bạn bè báo chí quốc tế thân thiết. Đỗ Hội đã lên lão 88, gặp Hữu Minh - kém ông 10 tuổi. Họ ôm chầm lấy nhau như hai anh em, bởi hai ông đồng nghiệp cùng có chung một mái nhà thời trai trẻ, đó là Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN). Nhà báo Đỗ Hội chọn Vũng Tàu làm nơi nghỉ ngơi tuổi già cùng con trai & các cháu nội, sau hơn nửa thế kỷ bôn ba khắp các nẻo đường xa. Ông là phóng viên TTXVN thường trú hàng chục năm tại khu vực Trung Đông và tại Mỹ - bên cạnh Liên hợp quốc; nhiều năm gần gũi các lãnh đạo cấp cao – trong các chuyến đi công tác về cơ sở. Nhà báo Đỗ Hội nói tiếng Anh sõi không thua kém tiếng Việt.
Nhà báo Đỗ Hội, Hữu Minh, Phạm Quốc Toàn bên cây Konia huyền thoại 300 năm tuổi.
Với Trần Hữu Minh, dân gốc Hà Nam, sinh tại Lào, lúc trẻ yêu cô nữ sinh Chiang Mai Thái Lan, mối tình đầu của ông thật đẹp. Hữu Minh vốn là nghệ sĩ đàn Violong, là lớp sinh viên đại học báo chí đầu tiên (của Việt Nam) tại Cộng hòa Dân chủ Đức, khoa nhiếp ảnh báo chí. Ong có cả chục năm chuyên chụp ảnh Bác Hồ ở Phủ Chủ tịch, tháp tùng (làm tin & ảnh) các chuyến đi của Người xuống cơ sở. Ông nói tiếng Thái còn thạo hơn cả người Thái, nhiều năm là phóng viên thường trú TTXVN tại Viên Chăn & Bangkok. Trong một số chuyến đi cùng nhà báo Lưu Quý Kỳ thời đánh Mỹ, Trần Hữu Minh hiền hậu, khiêm nhường, tỏ ra rất vững vàng và chác chắn cả về nghiệp vụ làm báo và nhãn quan chính trị. Trần Hữu Minh có nhiều đóng góp kết nối – phát triển mối quan hệ báo chí Việt Nam & Thái Lan.
Trở lại câu chuyện hai lão tướng Dỗ Hội & Hữu Minh hội ngộ, họ có trí nhớ tuyệt vời, kể lại nhiều mẩu chuyện lý thú đời và nghề thời trai trẻ tác nghiệp trên tuyến lửa Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh. Đỗ Hội nhớ không sót một chi tiết nào khi TGĐ và ông (PV) mang bài đã được bác Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) chỉnh sửa, nhưng khi về cơ quan thông tấn, hai thầy trò thấy cái tít bài 5 dòng – dài quá đã mạo muội cắt gọn còn 3 dòng mà vẫn đủ ý. 9 giờ sáng hôm sau văn phòng bác Tô gọi 2 thầy trò lên gặp. 9 giờ họ có mặt, 9 giở 30 bác Tô lững thững bước ra từ phòng khach lớn. Bác Tô chậm rãi mà nghiêm khắc:
- Hai chú lên đây nhận nhiệm vụ làm thủ tưởng nha, ngay từ bây giờ. TGĐ & Đỗ Hội biết là nguy to rồi, to gan dám sửa tít bài của Thủ tướng. TGĐ dạ, dạ liên tục, trình bày lý do này, lý do khác. Bác Tô vẫn bình thản:
- Thì chú được lên chức Thủ tướng, tốt quá còn gì (?).
Một lúc sau bác Tô bớt giận phân tích cho TGĐ và Đỗ hội hiểu ý nghĩa sâu xa (và cả hàm ý bên trong của dòng tít). Cả hai nhận lỗi với bác Tô và hứa sửa chữa – một bài học sâu sắc nhớ đời về nghề báo.
Đỗ Hội kể tiếp chuyện bác Trường Chinh sửa bài. Cụ sửa bằng mực đỏ (ghi rõ, mục đỏ là chỗ Trường Chinh sửa). Sáng hôm sau, chỉ cần đáng sót một dấu chấm, một dấu phẩy là cụ gọi ngay đến tòa soạn, không thẻ chạy trốn. Các lãnh tụ của ta, công việc báo chí đều thuộc loại bậc Thầy. Nghề báo là công cụ, phương tiện phục vụ hoạt động cách mạng …
Một ngày với hai lão tướng, quá hay! Những câu chuyện hai ông kể ra vanh vách, đã ba bốn chục năm trôi qua vẫn rất sống đọng, sâu sắc, mãi mãi…
Phạm Quốc Toàn
< Lùi | Tiếp theo > |
---|