Nhật ký Phạm Quốc Toàn: Nhật ký ngày 3.9.2017

Phạm Quốc Toàn: Nhật ký ngày 3.9.2017

ĐỂ KHÔNG CÒN “HÌNH ẢNH XẤU XÍ!”

Còn 2 ngày nữa, 5.9.2017, học sinh các cấp học cả nước bước vào năm học mới. Lễ khai giảng chính thức, tiếng trống trường vang lên khắp thành thị & nông thôn, trẻ em nô nức đến trường.Các em học sinh mong ước gì? Các em mong các thầy cô, nhà trường, ngành giáo dục thay đổi cách dạy, cách học sao cho nhẹ nhàng hơn, bớt sự căng thẳng & thực chat, trở thành nhửng chủ nhân ông tương lai xứng tầm của đất nước. Các em mong cho xã hội ngày càng đẹp, không còn những hình ảnh xấu xí; người lớn là tấm gương sáng về văn hóa cho các em noi theo…Sẽ không thừa khi phải nhắc lại, gần đây, trên phạm vi cả nước,  ở thành thị và nông thôn xuất hiện không ít  hình ảnh mà dư luận xã hội gọi là “xấu xí”, phản cảm, kém văn hóa trong các ứng xử xã hội. Phần lớn những hình ảnh không đẹp đó đều được tung lên mạng xã hội, gây búc xúc dư luận. Điều đáng quan tâm, trong số người này có cả công chức, viên chức, người có vị trí cao trong các  công sở, xã hội. 

pham_quoc_toan_khai_gian_nam_hoc_moi

Giám đốc sở khoa học – công nghệ một tỉnh phía bắc đi công tác  Nghệ An, chỉ vì lái xe không thuộc đường đi lối lại ở TP. Vinh  mà vị giám đốc này  xuống xe thượng cẳng tay hạ cẳng chân, to tiếng lăng mạ lái xe – người vốn cúc cung tận tụy phục vụ sếp trong nhiều năm. Phóng viên Tạp chí Hướng Nghiệp, phóng viên VOV Tây Nguyên, Báo Giáo dục VN vòi vĩnh tống tiền doanh nghiệp bị bắt quả tang trong quán coffee. Phó giám đốc sở văn hóa – thể thao – du lịch một tỉnh Nam Trung bộ  vặt bẻ hoa anh đào nơi công cộng còn lớn tiếng thách đố. Mấy  cán bộ nọ rượu vào lời ra rồi vác ghế ục nhau giữa quán xá đông người. Một lái xe taxi ở TP. Đà Nẵng chở khách nước ngoài từ sân bay vào phố, đồng hồ chỉ con số 50.000 đồng, thêm 10.000 đồng qua trạm thu phí sân bay nhưng anh ta “nọc”  vị khách 700.000 đồng – đã thế còn to tiếng cự cãi. Một chàng trai tuấn tú lái xe hơi vi phạm luật bị cảnh sát giao thông thổi còi; anh chàng chẳng những không dừng xe theo hiệu lệnh người thi hành công vụ mà còn vác gậy chơi golf phang tới tấp cảnh sát giao thông. Rồi chỉ một va chạm giao thông nhỏ, các anh chàng, cô nàng hung hãn nhảy xổ vào hành hung người nước ngoài, máu chảy đầm đìa. Một chị quét rác làm sạch phố phường, chỉ vì một lời nhắc nhở nhẹ nhàng cần thiết bảo vệ môi trường  bị đánh dã man ngay trên đường phố Hà Nội  v.v…

Có thể kể ra đây hàng trăm, nhiều hình ảnh “xáu xí” đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ  trên mọi nẻo đường – đã được tung lên mạng xã hội và báo chí điểm huyệt. Có những vụ việc chỉ cỏn con bằng con kiến, lãng nhách, chẳng giống ai nhưng rồi to chuyện ồn ào cả nước,  thậm chí gây hậu quả chết người. Hình ảnh “xấu xí” - chuyện cả nước và chuyện xẩy ra trên địa bàn tỉnh đều na ná nhau.

Nguyên nhân của tình hình này là gì? Có thể kể ra nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là do công việc giáo dục tuổi trẻ của gia đình, nhà trường, xã hội chưa đến nơi đến chốn. Các em lớn lên nhưng giáo dục cho các em tính cộng đồng, văn minh nơi công cộng “mình vì mọi người” còn xem nhẹ, chưa đến nơi đến chốn. Nhà sư phạm học nổi tiếng, Giáo sư  Văn Như Cương kể lại câu chuyện có thực trăm phần trăm mà Giáo sư tận mắt chứng kiến: Nhà trường tổ chức cho các em học sinh đi học quân sự - môn giáo dục quốc phòng, địa điểm học cách Hà Nội chỉ hơn 50 km. Học trò đi buổi  sáng thì buổi trưa có một số bậc phụ huynh đã đánh xe lên thăm, tiếp  đồ ăn, thức uống – điều mà nhà trường cấm kị. Có bậc phụ hynh còn không cho con mình uống nước lọc nhà trường chuẩn bị với lý do: “Con tôi không quen dung nước lộc nội, nó phải dùng nước uống nhập ngoại từ châu Âu”. Giáo sư Văn Như Cương cười trong nước mắt: “Đúng là bố mẹ chiều chuộng quá lố làm hư  con cái (!). Người lớn hỏng, người nhỏ hư theo”.

Bàn về sự hư hỏng của các quan chức, kiểu như mấy vị giám đốc, phó giám đốc sở cấp tỉnh lăng mạ lái xe, bẻ hoa nơi công cộng, ục nhau giữa thanh thiên bạch nhật …, một chuyên gia tâm lý giáo dục nhận xét: “Mỗi người một môi trường sai phạm, có khi là do nhậu nhẹt quá chén không làm chủ được hành vi của mình, nhưng tựu trung vẫn là bệnh chức quyền, tự cho ta là cha mẹ của thiên hạ. Loại người ấy không được giáo dục từ nhỏ, không được cơ quan công quyền nhắc nhở, thiếu tự tu dưỡng rèn luyện”.

Hình ảnh “xấu xí” là một thứ chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, sống ích kỷ, không biết mình biết người, trái với thuần vong, mỹ tục  & văn hóa người Việt,  làm mất thanh danh và vẻ đẹp thân thiện, mến khách của đất nước con Lạc, cháu Hồng. Hãy dấy lên nhiều hồi chuông cảnh tỉnh – đói cho sạch, rách cho thơm, luôn sống “mình vì mọi người”. 

Nhà trường, gia đình, xã hội giáo dục con em mình từ nhỏ, không một phút giây lơ là, trễ nải chống sự “ hình ảnh xáu xí” – bôi bẩn hình ảnh đẹp, thanh tao, cao thượng, trọng nghĩa tình của người Việt. Các công sở nhắc nhở, rèn dũa công chức, viên chức đạo đức công vụ, tinh thần hướng thiện, mình vì công đồng, mình vì mọi người, truy dẹp tận gốc những “hình ảnh xấu xí” trong mỗi thành viên, cả tập thể - cộng đồng. 

Trẻ em hôm nay là thế giói ngày mai. Xã hội văn hóa sẽ đào luyện nên một thế hệ sống có văn hóa, mình vì mọi người. Người Việt đẹp – trí tuệ - cao thượng – vì cộng đồng và xã hội.  Hình ảnh đẹp mãi tỏa sáng, là nét đẹp văn hóa của dân tộc – tỏa sáng  trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sống nghĩa tình.

Vài cảm nghĩ ghi lại nhân ngày khai trường, cần lắm bạn ơi !             

QUỐC TOÀN

Chia sẻ liên kết này...

Add comment