ĐẠI HỌC QUÂN SỰ
Hằng năm, cứ đến ngày 17-8, chúng tôi thường tụ họp ở Hà Nội hoặc Hà Tĩnh để cùng nhau kể lại những kỷ niệm vui buồn của một thời nhà báo chiến sĩ. Phạm Quốc Toàn, Lê Liên, Trần Hồng, Thiều Quang Biên, Trương Quang Châu, Nguyễn Hữu Dật, Phan Tý. Phan Ngọc Long thì đã mãi mãi đi xa. chuyện râm ran kể mãi không hết. Nếu kể cả những bạn bè, đồng đội “hội 17.8” còn đông hơn nhiều, 60 người – 7 người đã về với thế giới người hiền.
Chúng tôi – 60 học sinh Trung học phổ thông (THPT) của đất học Hà Tĩnhđược đánh giá học giỏi, xuất sắc toàn diện; một số học sinh tiêu biểu là cán bộ Đoàn ưu tú, được kết nạp Đảng tại trường THPT, năm học 1967 – 1968. Và chúng tôi đã … đến với mái trường binh nghiệp - Đại học Quân sự như thế !
ĐỌC TẢN MẠN VỀ ĐỜI
PHAN QUANG
Nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam
“Văn tức là người”, câu nói người xưa thời nào cũng đúng. Đọc cuốn sách của Phạm Quốc Toàn Tản mạn về đời bạn đang cầm trên tay, tôi cảm thấy như mình đang ngồi đối diện, thủ thỉ trò chuyện cùng anh bên chén trà thi thoảng anh mới từ tốn nâng lên nhấp một ngụm. Một con người kín đáo, khiêm nhường, kiệm lời, thường lắng nghe người khác tỏ bày, khi cần mới nói đôi câu, thế nhưng không có gì lọt khỏi đôi tai anh, và trí nhớ anh bền đến tuyệt vời. Anh đã cất lời thì vào cuộc luôn, hầu như chưa mấy khi tôi nghe Quốc Toàn đưa đẩy đón rào.
Anh đang ngồi đây, tản mạn với tôi về đời. Đời dĩ nhiên là người, mà đời còn là nghề, là mối quan hệ gắn bó thân thuộc, bạn bè. Anh bảo tản mạn, song nội dung khá bài bản, lớp lang, lời lẽ bình dị song không vì vậy mà kém chiều sâu. Tác giả không làm văn, anh thủ thỉ tâm tình.
Chiang Mai là thành phố lớn thứ 2 của Thái Lan, sau Bangkok, trung tâm du lịch nổi tiếng ở phía bắc, thành phố của nhiều núi cao, với những tòa nhà, dãy phố uốn lượn dọc hữu ngạn con sông Ping xinh đẹp. Khí hậu Chiang Mai k mát mẻ, mùa đông gió lạnh từ phương Bắc tràn về, nhiệt độ có lúc xuống 12-15˚ độ C, nhiều sương mù. Người Thái coi Chiang Mai như Đà Lạt của Việt Nam.Chiang Mai, theo ngôn ngữ bản địa vùng Bắc Thái Lan có nghĩa là “Thành phố mới”. Mới theo nghĩa là tỉnh lỵ - đô thị hóa, quy mô và tốc độ phát triển nhanh. Tỉnh Chiang Mai hơn 1,6 triệu dân có đăng ký thường trú chính thức, riêng thành phố Chiang Mai hơn 700 ngàn dân. Cách thủ đô Bangkok 800 km về phía bắc, Chiang Mai là một trong những trung tâm du lịch - kinh tế - tài chính - thương mại của Thái Lan; phát triển hàng đầu ở khu vực Bắc Thái Lan.
Chủ nghĩa cường quyền áp đặt
Thế giới hiện đại được nhắc nhiều đến cụm từ CHỦ NGHĨA CƯỜNG QUYỀN, CHỦ NGHĨA CƯỜNG QUYỀN ÁP ĐẶt. Gần đây, chủ nghĩa cường quyền áp đặt gần như chi phối các cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biển đảo nhằm cướp đoạt tài nguyên thiên nhiên, khống chế các huyết mạch địa chính trị, bùng phát đối đầu, đẩy nhiều khu vực trên thế giới vào các cuộc xung đột cục bộ, căng thẳng. Những kẻ cường quyền lấy thế mạnh súng đạn đe nẹt những người yếu thế, sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, nhằm đạt tới những toan tính áp đặt vụ lợi đen tối. Cụm từ CHỦ NGHĨA CƯỜNG QUYỀN ÁP ĐẶT này đã được ghi vào Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) sẽ trình Đại hội XII của Đảng diễn ra vào quý I - năm 2016, khi nhận định về tình hình chính trị thế giới hiện nay và những năm sắp tới.
Nhà báo Lê Hữu Quế (bên phải) và nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Tiến sĩ Đăng Duy Báu
Mùa Thu Hà Nội – 2017. Chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - cờ đỏ sao vàng rợp trời Ba Đình từ mùa Thu ấy, đến nay đã 72 năm. Phạm Quốc Toàn điện thoại cho tôi:
- “Bò ăn lúa hợp tác xã” ơi, QT vừa Sài Gòn bay ra, phóng ngay ra Thủy Tạ, bờ Hồ Gươm nhé!
Tôi vừa nhận được cuốn sách in đẹp chỉnh chu của nhà báo Phạm Quốc Toàn gửi biếu – thật khó có món quà nào tao nhã hơn thế. Tên sách nghe ngồ nghộ: Tôi nói bằng mồm tôi (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn). Trong khoảnh khắc 3 năm, Phạm Quốc Toàn trình làng bốn cuốn sách. Chuyện nghề, chuyện đời, chuyện tình nghĩa, ấm lạnh buồn vui đều có cả. Nay đến “Tôi nói bằng mồm tôi”. Nhìn qua bìa sách, tôi đoán chắc lại đề cập chuyện nghề, bởi liên tưởng ngay trong số nhà báo nổi tiếng như cồn, mà thiếu chi người nói bằng miệng mình nhưng ý tưởng, nội dung toàn giật tạm của người khác.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang
(Học viện Báo chí & Tuyên truyền)
Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy Bút ký chínhluận giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng xã hội.Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho quần chúng, hướng dẫn cách nhìn nhận và đánh giá thông tin, sự kiện. Rất nhiều tác phẩm Bút ký chính luận trong những giai đoạn lịch sử nhất định đã lý giải thành công các hiện tượng xã hội, thay đổi cách nhìn của công chúng và dự báo được các chiều hướng vận động của đời sống xã hội. Trong một thế giới đương đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động và phát triển như vũ bão của các loại hình báo chí truyền thông,Bút ký chính luận càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống. Tác phẩm LỐC XOÁY THỜI CUỘCcủa nhà báo Phạm Quốc Toàn là một ví dụ điển hình.
Trang 4 trong tổng số 4