Góp nhặt “Triều Tiên đếch sợ ai ?”

“Triều Tiên đếch sợ ai ?”

Thế giới đang chứng kiến một hiện tượng hiếm có – cách mà báo chí Anh quốc cho là “Triều Tiên đếch sợ ai”.Thử lý giải hiện tượng này là  gì, như thế nào?

KJU

Xin nói ngay, tôi đã 1 lần dự khóa đi học tập tại Bình Nhưỡng, dưới thời Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của nhà cách mạng Kim Nhật Thành, nhưng vì các lý do khách quan nên không thành. Thời đó, bạn tôi (Huệ Vân) đi học bên đó, nhưng rồi lâm trọng bệnh và đột ngột qua đời, mãi mãi không trở về. Hơn chục năm trước, tôi có danh sách đi  nghiên cứu ngắn hạn về truyền thông ở Triều Tiên, nhưng chuyến đi bị hoãn, sau đó bỏ luôn. Các anh ĐTH, TH, LQT đi Bình Nhưỡng về, kể nhiều chuyện kỳ dị mà lý thú – một đất nước kỳ bí, khó hiểu. 


Muốn nói gì thì nói, người Triều Tiên thông minh, cần cù, chịu khó và rất kỷ luật. Ở Triều Tiên không có chuyện tự do vô chính phủ, ai muốn làm gì thì làm kiểu phường hội; cấp trên và cấp dưới  phân định rõ ràng, không cá mè một lứa, không a dua, a tòng, phe nhóm. Bạn có thể thấy, cả triệu người tập hợp ở Quảng trường, chỉ một tiếng hô của người chỉ huy – răm rắp quân lệnh như sơn. Nếu gọi là biển người xếp chữ, biển người đồng phục hát quốc ca, hát những bài về lãnh tụ vĩ đại - ngàn người, vạn người như một. Buổi sáng ra nhật lệnh, buổi trưa cả triệu người đã tập hợp dưới cờ sẵn sàng ra trận, chết bỏ. Lại nói về bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn … Triều Tiên vào loại nhất nhì châu Á – anh hùng như thể nước ta, còn mướt mới theo kịp. Phải chăng, sức mạnh của họ là ở tính chặt chẽ & kỷ luật. Tôi đã không dưới 5 lần đến “Rồng” Hàn Quốc – Nam Triều Tiên, đứng ở vĩ tuyến 38 nhìn về bắc qua lớp hàng rào kẽm gai, binh lính nai nịt gọn gàng sẵn sàng nhả đạn mới khiếp; đến đảo ngọc Jeju càng thấy sự thông minh, sắc sảo, ý chí & khát vọng vươn tới “hóa Rồng” của người Hàn. Hoạt động du lịch, văn hóa, các phim trường của người Hàn rất bài bản, chyên nghệp. Dân tộc ấy không thể coi thường.

***

Trở lại các sự kiện “Triều Tiên đếch sợ ai”, có thể lý giải nhiều điều. Một câu hỏi lớn đặt ra, tại sao suốt bao năm bị bao vây, cấm vận nhưng Triều Tiên vẫn đứng vững, trở thành cường quốc hạt nhân – như họ tuyên bố. Tiền dâu để họ mua sắm vũ khí, để đầu tư cho quốc phòng? Báo chí Mỹ và chấu Âu nước ngoài tung tin, Trung Quốc làm hậu thuẫn cho Triều Tiên? Đó là một giả định có cơ sở, nhưng chưa thấy ai đưa ra các chứng cứ để khẳng dịnh chắc chắn ? Gần đây người ta nhắc đến cả sự hậu thuẫn chừng mực nào đó của Liên bang Nga và một vài quốc gia khác, do cách hành xử của Mỹ, buộc các nước lớn còn lại phải tính cho mình những nước cờ riêng. Tóm lại, sự căng thẳng như dây đàn trên bán đảo Triều Tiên, không thể không có có sự can dự, tính toán chiến lược  của các ông lớn.

Triều Tiên đã trải qua 6 lần thử bom hạt nhân và nhiều lần thử nghiệm tên lửa tầm ngắn, tầm xa – lien lục địa. 6 làn  của Triều tiên thử bom hạt nhân, diễn ra các thời điểm: 9.10.2006; 25.5.2009;  12.2.2013;  6.1.2016;  9.9.2016;  3.9.2017.

Tháng 8.2017, Triều Tiên tung ra tín hiệu hòa dịu khi tuyên bố tạm gác kế hoạch phóng tên lửa tầm xa nhằm vào đảo Guam của Mỹ, nhưng sau đó lại làm găng khi họ thử hạt nhân. Một chiến lược gia phương tây bình luận: Bình Nhưỡng tận dụng tình thế khó xử của  Mỹ để làm việc đã rồi, đưa ra bằng chứng buộc Mỹ phải công nhận Triều Tiên cũng là cường quốc hạt nhân, tạo thế ngang bằng trong cục diện mói, khi ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ. Đó cũng là một giả định chí lý.

Kim Song Un, với cuộc thử hạt nhân ngày 3.9.2017 là lần thử hạt nhân thứ 4 trong gần 7 năm cầm quyền của mình. Với nhà lãnh đạo Kim Song Il, chỉ thử nghiệm 2 lần hạt nhân trong 18 năm cầm quyền. Thông điệp của Bình nhưỡng : “Chúng tôi có bom hạt nhân, chúng tôi cò tên lửa đạn đạo tầm xa – tên lửa liên lục địa. Theo các chuyên gia, quả bom hạt nhân Triều tiên thử ngày 3.9.2017 tại địa điểm bãi thử Punggye có sức mạnh đạt 120 kiloton (1 kiloton tương đương 1.000 tấn thuốc nổ TNT), mạnh hơn 10 lần quả bom hạt nhân Mỹ ném xuống TP. Nagasaki tháng 8.1945,  khiến chính quyền quân phiệt Nhật phải xuôi ta đầu hang quân đồng minh.

Người ta thấy, Triều Tiên đã chuẩn bị nhân sự cho sự phát triển kỹ thuật hạt nhân khá sớm, gửi người di đào tạo cách dây mấy chục năm. Tron 6 thập niên theo đuổi vũ khí hạt nhân, ban đầu Triểu Tiên dự vào công nghệ và chuyên từ Liên Xô rồi đến I Ran, Pakistan. Nhiều sinh viên Triều Tiên theo học vật lý ở Trung Quốc, tại Italia và một số quốc gia khác. Công việc đào tạo nhân lực nghiên cứu hạt nhân của Triều Tiên khá bài bản, chuyên nghiệp. 
Mỹ và Liên hợp quốc càng cấm vận, càng lên án & đe dọa, CHDCND Triều Tiên càng tăng cường các cuộc thử tên lửa tầm trung & tầm xa; càng thử nghiệm bom hạt nhân. Đúng là “Triều tiên đếch sợ ai’, bỏ ngoài tai mọi sự đe nẹt, đe dọa của Mỹ. Mỹ ở vào thế khó – tiến thoái lưỡng nan. Nga tuyên bố không công nhận Triều Tiên là cường quốc hạt nhân. Trung Quốc cũng lên án Triều Tiên. Chiến lược các nước lớn, bie1t đâu mà lần ?  Mọi điều đều có nguyên nhân, đều có thể cắt nghĩa. Liệu rồi đây, tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ đi về đâu? 

Xu thế chủ đạo  của thòi cuộc vẫn là hòa bình và hợp tác, đối thoại. Tuy nhiên, đạn đã lên nòng, ai có thể nói trước được điều gì.  Giá như các bên không tự kiềm chế, không kiểm soát được chính mình, nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt – sẽ chẳng có ai dành chiến thắng,  rất có thể sẽ xẩy ra, nguy cơ xung đột vẫn thường trực tại điểm nóng Đông Bắc Á ? 

QUỐC TOÀN

Chia sẻ liên kết này...

Add comment