Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Đa tạ & tri ân

Tôi lấy tên cuộc tọa đàm “Nhà báo Phạm Quốc Toàn – Tác giả & Tác phẩm” làm tựa đề cho bài viết ngắn này. Từ lúc ý tưởng thành hình rồi quyết định thực hiện sự kiện vào sáng 19/6/2022, chỉ có 5 ngày chuẩn bị. Hội Nhà báo Việt Nam giao cho Bảo tàng báo chí Việt Nam, Giám đốc Trần Kim Hoa thay mặt lãnh đạo Hội chủ trì về nội dung, khách mời. MHGroup & Busadco cùng đồng hành tổ chức sự kiện. Thời gian gấp gáp, đúng dịp kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí…

Đa tạ & tri ân Đa tạ & tri ân

Phạm Quốc Toàn, Đôi mắt tinh tường, trái tim nhiệt huyết

Cuộc tòa đàm “Phạm Quốc Toàn – tác giả & Tác phẩm” do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 19/6/2022, nhân kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí CM Việt Nam (21/6/1025 – 21/6/2022) diễn ra trong bầu không khí đồng nghiệp ấm áp, thân tình, những lời sẻ chia sâu sắc về ĐỜI và NGHỀ. Buổi chiều và tối 19/6, ngày 20/6 trên mạng xã hội, trang cá nhân, nhiều đồng nghiệp đã bày tỏ tình cảm, sự yêu mến, trân trọng một người cầm bút “ĐỜI SAO THÌ NGHỀ VẬY”! Xin được trích dẫn một số…

Phạm Quốc Toàn, Đôi mắt tinh tường, trái tim nhiệt huyết Phạm Quốc Toàn, Đôi mắt tinh tường, trái tim nhiệt huyết

Nhà báo Phạm Quốc Toàn - Trách nhiệm, tâm huyết, bản lĩnh và nhân văn

Ngày 19/6/2022, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Nhà báo Phạm Quốc Toàn – Tác giả & Tác phẩm” với sự đồng hành của MHGroup và Công ty CP Khoa học công nghệ Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Nhà báo Phạm Quốc Toàn - Trách nhiệm, tâm huyết, bản lĩnh và nhân văn Nhà báo Phạm Quốc Toàn - Trách nhiệm, tâm huyết, bản lĩnh và nhân văn

Nhật ký, Phạm Quốc Toàn, 16.6.2022

Một đời nghề - đam mê Bước qua tuổi 70 đã mấy năm, bạn tôi - doanh nhân Nguyễn Phương, nhân vật Giáo Phương trong tập truyện ngắn “Hoa Bằng Lăng” tôi viết năm 2021, đúng lúc đại dịch COVID-19 bùng phát đợt 4, rủ tôi đi cà phê sáng và đưa ra lời khuyên chân thành: “Em nghỉ cày, bác nghỉ bút, ta vi vu đi chơi cho khỏe, tàu xe và mọi thứ chi tiêu dọc đường cái quan em lo”. Tôi cảm ơn lời khuyên từ tấm lòng thành của Giáo Phương. Cảm nhận tuổi đã cao,…

Nhật ký, Phạm Quốc Toàn, 16.6.2022 Nhật ký, Phạm Quốc Toàn, 16.6.2022

Đứng thẳng - đi tới!

Làng Quỳnh là đất khoa bảng, hiếu học, nổi danh cả nước. Nhà giáo Hồ Đình Khai sinh ra và lớn lên nơi làng Quỳnh, tốt nghiệp Khoa Văn, Đại học sư phạm Vinh, quá nửa cuộc đời gắn bó với xứ Mô Xoài, vùng đất, vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông  vừa có một chuyến thăm thú nhiều nơi ở Hoa Kỳ, hành trang trở về  là mấy cuốn sách quý. Đã thành thông lệ, đi tới đâu, dù bận rộn, người con đất học họ Hồ có thú vui  tìm sách – dù có vượt ký…

Đứng thẳng - đi tới! Đứng thẳng - đi tới!

Nhà báo “Mây phủ Giăng Màn”

“Mây phủ Giăng Màn” là tên sách - tập tự truyện của Bùi Thanh Liêm. Sách Địa chí viết: “Núi Giăng Màn (Khai Trướng) nằm trên dãy Trường Sơn vùng Hà Tĩnh, cao lớn ngang trời trông tựa như tấm màn giăng ngang. Trên cái nền xanh thẳm ấy, một dải trắng rủ xuống, cao đến vài trăm trượng. Đó là suối Vũ Môn của núi Giăng Màn. Núi Giăng Màn hiểm trở, nhiều nơi của chốn ấy chưa có dấu chân người. Tương truyền đó là nơi cá chép mở hội thi vượt Vũ Môn hóa rồng”. Ngôi làng…

Nhà báo “Mây phủ Giăng Màn” Nhà báo “Mây phủ Giăng Màn”

Ngẫu hứng du ngoạn “hoa bằng lăng”

Mỗi nhà văn, mỗi phong cách đã góp phần tạo nên một diện mạo đa dạng và đầy sức sống của truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Phạm Quốc Toàn là “Một nhà báo thực thụ, một nhà quản lý báo chí sắc sảo, tài năng mà thời gian và tác phẩm đã định vị tên tuổi ông trong nhiều thế hệ độc giả và đồng nghiệp” (Nhà thơ, nhà văn Trần Gia Thái - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội). Từ nhà báo, Phạm Quốc Toàn đã thử sức và rất thành công với tiểu thuyết “Từ bến…

Ngẫu hứng du ngoạn “hoa bằng lăng” Ngẫu hứng du ngoạn “hoa bằng lăng”

Lời giới thiệu: "Tím ngát hoa bằng lăng"

Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn(*) Một ngày giữa tháng Ba năm 2021, tôi nhận được tin nhắn của anh Phạm Quốc Toàn: “Chú Tấn ơi, bác in cuốn sách mới, chú Tấn viết giúp bác lời giới thiệu đầu sách!”. Tôi bấm máy trả lời ngay: “Em sẵn lòng. Bác gửi bản thảo (bản mềm) cho em theo địa chỉ email, bác nhé!”.

Lời giới thiệu: Lời giới thiệu:

Mượn tên hoa để định dạng những cuộc đời

Có nhiều người ví nghề văn và báo như anh em sinh đôi. Sự giao thoa từ ngôn ngữ đến phong cách, từ lối tư duy, diễn đạt đến cách trình diễn, sắp đặt đều có sự gần gũi hòa quyện. Vì thế khi nhìn nhận về tác phẩm của một tác giả vừa làm báo, vừa viết văn người ta thường mang những nhận định trên ra làm hệ quy chiếu. Tôi đọc tập Truyện ngắn HOA BẰNG LĂNG của nhà báo, nhà văn Phạm Quốc Toàn cũng không ngoài cách nghĩ mặc định ấy. Nhưng rồi ngay lập…

Mượn tên hoa để định dạng những cuộc đời Mượn tên hoa để định dạng những cuộc đời

QUẢNG TRỊ YÊU THƯƠNG, MÁU VÀ HOA!

Bút ký Phạm Quốc Toàn  Tôi đến thành phố Đông Hà đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, cũng là thời điểm kỷ niệm 47 năm đại thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hơn 3 năm trước, tôi đến vùng chảo lửa tuyến đầu này cùng một người Anh, người Thầy, người con của quê hương Quảng Trị - một trong những cây đại thụ của nền báo chí  nước nhà đương đại - nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa, chính khách  Phan Quang. Lần này ông không thể…

QUẢNG TRỊ YÊU THƯƠNG, MÁU VÀ HOA! QUẢNG TRỊ YÊU THƯƠNG, MÁU VÀ HOA!

Lời giới thiệu: Con ong làm mật, con tằm nhả tơ

PGS, TS. Nguyễn Tuấn Dũng * Giữa những ngày đại dịch COVID -19 đang hoành hành gây bao tang thương cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam, từ thủ đô Hà Nội tôi nhận được điện thoại của nhà báo, nhà văn Phạm Quốc Toàn, người anh thân quý, giọng trầm ấm, gần gũi, thân thiết thường ngày: “Những ngày giãn cách xã hội, anh hoàn thành bản thảo tập sách mới “COVID-19, Lời cảnh báo”, chú Tuấn Dũng đọc và thẩm định, xem có được không?”.

Lời giới thiệu: Con ong làm mật, con tằm nhả tơ Lời giới thiệu: Con ong làm mật, con tằm nhả tơ

Thay lời giới thiệu: Khơi nguồn vàng trắng

Nhà văn, nhà báo Trần Công Tấn Điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, phù hợp, nên cây cao su là thế mạnh của Việt Nam và các nước trong khu vực. Ngành Công nghiệp Cao su Việt Nam, trải qua nhiều bước thăng trầm. Những năm gần đây, trong sự nghiệp đổi mới, trong muôn vàn khó khăn, ngành Cao su Việt Nam tiếp tục phát triển, ổn định, có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nước; tác động tích cực đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội. Tập đoàn Công nghiệp Cao su…

Thay lời giới thiệu: Khơi nguồn vàng trắng Thay lời giới thiệu: Khơi nguồn vàng trắng
pham-quoc-toan-be-you-coffee
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_9
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_2
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_3
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_4
PHAM-QUOC-TOAN-DAI-HOC-QUAN-SU

(PQT. 14.1) Tháng 12 năm 2017, khi chỉ còn hơn nửa tháng nữa là kết thúc năm 2017, chuẩn bị mở đầu năm mới 2018, Tết Nguyên đán cổ truyền Mậu Tuất của Việt Nam cũng đã cận kề, tôi cùng đoàn nhà báo tỉnh Hà Tĩnh có dịp trở lại tỉnh Mukdahan và tỉnh Nakon Phannom, vùng đông bắc Thái Lan. Chúng tôi bay thẳng Hà Nội - Bangkok, tiếp tục hành trình bằng ô tô gần trọn một ngày 700km, qua địa phận 2 tỉnh Korat và Khon Kean, ngược lên vùng Đông Bắc. Để tiết kiệm thời gian, khi trở về, chúng tôi đáp máy bay từ sân bay Nakon Phanom thẳng Thủ đô Bangkok, tương đương chặng bay Hà Nội - Đà Nẵng, 800km.

tl_1

Bàn thờ Bác Hồ trong khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tỉnh Nakhon Phanom. 

Hà Nội ngày 4.12, tiết trời đông, buổi sáng lúc máy bay cất cánh, nhiệt kế chỉ 16 độ C; Bangkok gần giữa trưa gió nhẹ, nắng vàng trải dài, 32 độ C. Buổi tối, chúng tôi là khách quý của Hội nhà báo tỉnh Korat, nghỉ lại khách sạn City Park, TP. Korat - thủ phủ vùng Đông - Bắc Thái, tiết trời se lạnh, 24 - 25 độ C. Một ngày, nếu tính từ TP. Hà Tĩnh, chúng tôi đã di chuyển hơn 3.000km, thời tiết khác biệt của 3 vùng, thật thú vị. Đêm Korat, với điệu lăm vông - múa xòe kiểu Thái của các đồng nghiệp báo chí vùng Đông - Bắc thấm đậm nghĩa tình. Điều rất bất ngờ, đồng nghiệp Thái Lan đã chọn Korat, đêm nay mở Hội đón chính thức đồng nghiệp Việt Nam. Chủ tịch Hội báo chí địa phương Thái Lan, ông Proy Sombut không dấu nổi xúc động:

- Chúng tôi đại diện cho 10 địa phương vùng Đông - Bắc đã hẹn nhau về đây đón các đồng nghiệp Việt Nam. Đêm nay, như Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Tĩnh Nguyễn Xuân Hải bày tỏ cảm xúc - “chưa say (không phải say bia rượu mà say nghĩa tình - chúng ta chưa về…”. Đường xa thấm mệt, gần nửa đêm mà chúng tôi vẫn bịn rịn bên nhau. Phó giám đốc đài PT - TH Hà Tĩnh, nhà báo Phan Trung Thành từng đạt nhiều giải báo chí; nữ đồng nghiệp Phương Hoa, Trung Hoa; các trưởng phòng biên tập Xuân Báu, Hoàng Sơn, Văn Quốc; nhà quản lý báo chí Đắc Thể; Chủ tịch Hội Xuân Hải; Hoàng Hoa, Mỹ Lệ… chụp ảnh, quay phim, và cùng các đồng nghiệp Thái Lan thổi sáo, kéo nhị, đánh đàn ghi ta… múa hát rộn ràng. Tôi thì thầm với Phan Trung Thành: “Chuyến này, Ký sự truyền hình nồng ấm tình đồng nghiệp, nhất đẳng!”

tl_2

Đoàn Nhà báo, Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh bên dòng sông Mekong, tỉnh Mukdahan, ngày 5.12.2017. 

8 giờ ngày 5.12, chúng tôi rời Korat đi Mukdahan, trải dọc ven dòng Mekong. Mukdahan theo tiếng Thái nghĩa là “Hòn ngọc - mắt thiên nga” xinh đẹp, hiền hòa, trên bộ dưới thuyền thật nên thơ. Bên kia Mekong, qua cầu Mukdahan là tỉnh Savanakhet của nước bạn Lào, thẳng theo quốc lộ số 9 hơn 150km là cửa khẩu Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị của Việt Nam. Mukdahan có diện tích 4.339km2, dân số gần 400.000 người được Hoàng tử Chamkinnaree, đời Vua Phonsion thành lập năm 1770, như một trong những thành phố vệ tinh của vùng Udon Thani. Mukdahan có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó có Tháp Mukdahan xây dựng năm 1996, bằng tiền đóng góp của người dân. Tháp cao 65 mét, 7 tầng; tầng 1 dùng làm bảo tàng văn hóa nghệ thuật; tầng 2 trưng bày các sản vật đặc trưng của 8 dân tộc anh em sinh sống tại Mukdahan. Tầng 6 là đài quan sát 360 độ, có kính viễn vọng quan sát cảnh đẹp toàn thành phố, cảnh đẹp sông Mekong, phóng xa tầm mắt qua Lào. Tầng 7 thờ tượng Phật Phra Bad Chanavamingongkel mà cư dân Mukdahan tôn kính.

Mukdahan có khoảng 10.000 bà con kiều bào - chủ yếu gốc từ Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh đến lập nghiệp, từ hai ba thế hệ trước. Tình nước, nghĩa đồng bào sâu nặng vô cùng. Trưa ngày 6.12.2017, Chủ tịch Hội đồng Thương mại tỉnh Mukdahan đồng thời là Ủy viên Hội đồng Thương mại toàn Thái Lan, ông Phamora Chaosirikun tiếp thân mật các nhà báo đến từ Hà Tĩnh. Năng động, kiến thức kinh tế thương mại sâu rộng, rất am tường hoạt động đầu tư - thương mại - du lịch Thái - Việt, tư dinh là tòa nhà làm bằng đá quý uy nghi, nhiều tầng lầu. Nhiều vật dụng của tòa nhà, ông đưa về từ châu Âu. Ông hiểu sâu hoạt động thương mại du lịch vùng biên giới Lào và khu vực Bắc miền Trung của Việt Nam. Chủ tịch Phamora Chaosirikun nói:

- Chúng tôi tiếp xúc với các nhà báo Việt Nam nhiều lần, tại Mukdahan và tại Việt Nam. Hôm nay đoàn nhà báo Hà Tĩnh đến Mukdahan là dịp tốt để chúng ta cùng thông tin về quan hệ kinh tế - thương mại hai nước, hai tỉnh. Chúng tôi nghĩ, Mukdahan và Hà Tĩnh có nhiều lợi thế và tiềm năng kinh tế, cùng nằm trên trục kinh tế Đông - Tây, lãnh đạo 2 tỉnh đã có các cuộc gặp gỡ thảo luận hợp tác đầu tư. Cấp tỉnh chúng ta mạnh dạn triển khai thực hiện một số dự án, trước mắt là dự án du lịch. Cứ làm rồi tổng kết, rút kinh nghiệm, từ đó tiếp tục làm tới, nhất định sẽ khơi gợi được các tiềm năng, lợi thế.

tl_4

Đường vào nhà trưng bày di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom. 

Chủ tịch Phamosa Chaosirikun đề nghị Hội nhà báo Hà Tĩnh và Hội nhà báo địa phương Mukdahan, cùng Hội đồng Thương mại hai địa phương vào cuộc mạnh mẽ trong chương trình truyền thông “Tăng cường hợp tác kinh tế năm 2018”. Các đồng nghiệp báo chí tỉnh Mukdahan hướng dẫn đoàn nhà báo Hà Tĩnh khảo sát chợ Đông Dương nằm sát dòng sông Mekong, cách cầu Mukdahan hơn 1km, nối bờ vui hai quốc gia Thái - Lào. Chợ bày bán nhiều hàng hóa không chỉ của Thái mà còn nhiều chủng loại hàng sản xuất từ Lào và Việt Nam, đặc biệt là dày dép, quần áo, khăn quàng cổ, thực phẩm, bánh kẹo, các loại sữa, mì ăn liền - giá bán khá mềm, chỉ bằng 60-70% giá bán trong các siêu thị Bangkok.

Phó Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mukdahan, một doanh nhân Việt kiều, ông Jamlong dốc bầu tâm sự:

- Khu chợ Đông Dương nằm ven sông Mekong là biểu tượng sinh động của mối tình đoàn kết hữu nghị Thái - Lào - Việt. Khu chợ có 25 quầy hàng của bà con người Việt; 12 quầy hàng của bà con người Lào; các quầy hàng còn lại là của người Thái. Các hộ tiểu thương người Việt, người Lào, người Thái sum vầy bên nhau, tối lửa tắt đèn có nhau, bán các loại hàng đặc sản của Việt - Thái - Lào.

Dừng lại giây lát, ông Phó Chủ tịch nói tiếp:

- Khoảng 5 năm trở lại đây, nhiều loại dày dép, quần áo mang nhãn mác Made In Việt Nam bán rất chạy, chất liệu tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng. Có những lô Hàng Việt Nam “Chất lượng cao” đưa sang vào dịp lễ hội, ngày Tết chỉ đầu tuần, cuối tuần đã bán hết. Dịp Tết Đinh Dậu - 2017, chúng tôi chở mấy xe cam, bưởi, thanh long, nhãn, vải thiều khô và cả kẹo cu đơ Hà Tĩnh, chiều 29 Tết, bà con người Việt và cả người Lào, người Thái khuân hết. Tết Mậu Tuất này, bà con lại đang hối hả đặt hàng từ quê nhà (cười)…

tl_6

Toàn cảnh khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Nakhon Phanom.

Chiều ngày 6.12.2017, từ Mukdahan, đoàn nhà báo Hà Tĩnh theo quốc lộ chạy dọc hữu ngạn sông Mekong để đến tỉnh Nakhon Phanom. So với Mukdahan, Nakhon Phanom có diện tích rộng và số dân đông hơn: 5513km2, hơn 700.000 người. Nakhon Phanom, tiếng Thái có nghĩa là “Thành phố núi”, được nhà Vua Rama I đặt tên. Đặt tên vậy nhưng thực tế Nakhon Phanom rất ít núi. Núi trập trùng chỉ có ở tỉnh Thakhet của CHDCND Lào, bên kia dòng Mekong. Cách thành phố 50km có Tháp Phra That Phnom được xây dựng thế kỷ XII, cao 53m; trên đỉnh Tháp có khối vàng 110kg. Vào lúc hoàng hôn ngày 11.8.1975, ngọn Tháp này sụp đổ, do mưa bão lớn. Chỉ mấy tháng sau, nhân dân Nakhon Phanom và vùng lân cận đã tự nguyện quyên góp tiền, vật liệu xây dựng lại ngọn tháp thiêng, tiếp tục gắn lên đỉnh Tháp khối vàng 110kg. Ngày nay, Tháp Pra That Phnom trở thành một thẳng cảnh du lịch đẹp, biểu tượng và nơi hội tụ hồn thiêng của người dân Nakhon Phanom.

16 giờ 20, xe chúng tôi đến địa phận thành phố. Các đồng nghiệp báo chí Nakhon Phanom đón đoàn từ cửa ngõ ngoại ô phía nam, hướng dẫn đoàn nhà báo Hà Tĩnh đến thẳng dinh tỉnh trưởng tỉnh Nakhon Phanom. Tỉnh trưởng Somchai Vitdumrong ra tận cửa đón đoàn. Ông hồ hởi, nhiệt thành:

- Tôi vừa từ Hà Tĩnh trở về. Trước đó lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã đến thăm Nakhon Phanom. Vừa nói ông vừa giở cuốn album chỉ các tấm ảnh đi thăm các địa danh của Hà Tĩnh, ảnh lưu niệm chụp chung với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các bộ trưởng Việt Nam, với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh.

Tỉnh trưởng Somchai Vitdumrong thông thạo từng cung đường từ cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh), cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) đến khu công nghiệp Vũng Áng, Ngã ba Đồng Lộc, sông La - núi Hồng... Thế mới biết nghĩa tình, mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa các địa phương 3 nước Việt - Thái - Lào trong cộng đồng ASEAN - trên trục kinh tế Đông - Tây. Tỉnh trưởng Somchai Vitdumrong vui vẻ trả lời phỏng vấn ngắn về quan hệ Việt Nam - Thái Lan, quan hệ giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh - Nakhon Phanom của Phóng viên Đài PT-TH Hà Tĩnh ngay tại phòng khách quốc tế dinh tỉnh trưởng. Lời kết bài phỏng vấn của tỉnh trưởng Somchai Vitdumrong chắc nịch, khi ông nhắc lại lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tháng 8 năm 2017, khi Thủ tướng dẫn đầu Đoàn cấp cao Việt Nam đến thăm Nakhon Phanom, nơi có Di tích lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được xây dựng và khánh thành tháng 5.2016: “Thái Lan và Việt Nam, Nakhon Phanom và Hà Tĩnh - Hồ Chí Minh - tay trong tay, vai kề vai cùng đồng hành trong đại gia đình cộng đồng kinh tế ASEAN”.

tl_3

Tác giả bài viết (NB PQT) bên cây khế Bác Hồ, trong khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom. 

Buổi tối 6.12, tỉnh trưởng và các quan chức, đồng nghiệp báo chí tỉnh Nakhon Phanom dành hẳn một du thuyền, đưa các nhà báo Hà Tĩnh đi dọc sông Mekong. Dòng sông về đêm càng lung linh huyền ảo. Trưởng phòng biên tập Văn nghệ đài PT-TH Hà Tĩnh kể lại với các bạn Thái về dòng sông huyền thoại trong những năm các bạn Lào kháng chiến chống ngoại xâm, khi ông Hoàng “Đỏ” Xuphanuvong vượt sông Mekong qua đất Thái tìm sự chở che của người dân Thái, trước sự truy kích của kẻ thù. Nhà báo Phan Trung Thành vốn thuộc lòng nhiều bài thơ hay, đọc thơ tặng bạn - sóng vỗ mạn thuyền. Lãng mạn, tình tứ hết ý.

Đối với nhân dân Việt Nam, tỉnh Nakhon Phanom là một trong 9 địa phương mà cách đây 90 năm, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, trong vai Thầu Chín đã chọn làm nơi hoạt động cách mạng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Thời kỳ 1927-1928, thời dựng Đảng, Nguyễn Ái Quốc - Thầu Chín, từ trên một con tàu biển từ nước ngoài trở về đã lần lượt có mặt tại Bangkok, Phichit (tỉnh Phesanulok), Udon Thani, Nong Khai, Nakhon Phanom, Sakon Nakhon, Mukdahan, Amnat Charoen, Ubon Ratchathani, trong đó Nakhon Phanom, bên kia Mekong là Thakhet của Lào là nơi Người dừng lại tổ chức nhiều lớp huấn luyện cán bộ nguồn cho cách mạng, tập hợp từ những thanh niên yêu nước đưa từ Việt Nam qua.

Lần đầu tôi đến Nakhon Phanom trong 2 ngày, 20 và 21.8.2014. Những câu chuyện dài về Bác Hồ và bà con kiều bào nơi đây, tôi đã ghi lại trong tập bút ký “Xứ sở Chùa Vàng” xuất bản quý 3 năm 2015. Bản Mạy - Nachock - Làng Hữu nghị Thái - Việt cách trung tâm thành phố chưa đến vài chục phút xe hơi, trước đây là khu vực núi rừng heo hút, ngày nay phát triển sầm uất vẫn lưu giữ đầy đủ dấu tích những ngày hoạt động cách mạng của Bác Hồ, được bà con kiều bào giữ gìn như những báu vật. Lần này, chúng tôi đến Nakhon Phanom, khu di tích văn hóa - lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đây được Chính phủ Thái và chính quyền tỉnh Nakhon Phanom nhiệt tình ủng hộ, Chính phủ Việt Nam đầu tư 30 tỉ đồng, bà con kiều bào quyên góp ủng hộ 10 tỉ đồng, chung tay xây dựng, trở thành nơi về nguồn của nhiều người Việt, nhiều bạn bè Thái. Khu Di tích khánh thành nhân dịp kỷ niệm 126 năm (1890-2016) ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích được xây dựng mới trên một khu đất đẹp rộng 1,2ha, phía sau là núi nhân tạo, phía trước là hồ nước thả cá và trồng sen, chung quanh trồng nhiều cây cảnh, cau và những cây ăn quả mà Bác Hồ yêu thích.

tl_5

Các cháu học sinh trường tiểu học Nakhon Phanom trước giờ học ngoại khóa "Về Bác Hồ",  trước khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Buổi sáng ngày 7.12, đoàn nhà báo Hà Tĩnh hòa chung với bầu không khí nồng ấm thân tình của nhiều bà con kiều bào, các cháu học sinh một trường tiểu học ở Nakhon Phanom đến khu di tích học ngoại khóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nữ đồng nghiệp Trần Phương Hoa, Phó Giám đốc đài PT - TH Hà Tĩnh cùng 3 phóng viên của đài thức dậy từ 5 giờ sáng để vào Bản Mạy - Làng Hữu nghị Thái - Việt tác nghiệp đã kịp về khu di tích ghi hình chuẩn bị cho ký sự truyền hình “Nghĩa tình bên dòng Mekong”. Trần Phương Hoa hòa chung cùng các em và bà con kiều bào, xúc động:

- Với nghề truyền hình, đây là giờ phút hiếm hoi cả về cảnh và người - nghĩa tình bao la. Ngừng lại giây lát, chị nhẹ nhàng, mắt rớm lệ:

- Thưa Bác, hôm nay chúng con đã về đây với Bác, bà con kiều bào bản Mạy 90 năm trước đang tụ hội bên Bác kính yêu. Chúng con nguyện mãi mãi tiếp bước các thế hệ đi trước, thực hiện nguyện ước mà Bác đã đặt từ nền móng Bản Mạy ngày ấy: “Tổ quốc độc lập tự do, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc…”

Báo chí Việt Nam - Thái Lan vun đắp nghĩa tình hợp tác đã gần một phần tư thế kỷ. Báo chí địa phương 2 nước đã có rất nhiều cuộc qua lại giao lưu, kết nối bạn bè đến bất ngờ. Đinh Dậu - năm 2017, các Hội Nhà báo Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và hơn 10 hội nhà báo các địa phương khác đã đến Chiang Mai, Phuket, nhiều tỉnh miền Trung, miền Bắc Thái Lan, tạo nên nhiều cuộc hội ngộ bổ ích, thân tình.

Và sáng nay, trước thềm Xuân Mậu Tuất, được về bên Bác nơi xứ người. Thật hạnh phúc và nồng ấm đến tuyệt vời. Các đồng nghiệp Thái Lan, bà con kiều bào… đã dành tình cảm trọn vẹn cho chúng tôi, trước giờ tạm biệt Nakhon Phanom, tạm biệt bản Mạy, kịp ra sân bay, về nước.

Mùa Xuân Mậu Tuất, trong nhiều niềm vui lớn, có thêm niềm vui này - một sáng Xuân về, Tết đến!

Nakhon Phanom - TP. HCM, 2.1.2018

P.Q.T

 

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Hình ảnh Nhà Báo Phạm Quốc Toàn

Pham-Quoc_Toan-_Hoi-Nha-Bao-Viet-Nam
pham-quoc-toan-bao-dien-tu-thuong-hieu-viet
pham-quoc-toan-bao-dien-tu-nha-bao-va-cong-luan
pham-quoc-toan-bao-dien-tu-ba-ria-vung-tau
quan-doi-nhan-dan
pham-quoc-toan-bao-dien-tu-tap-chi-nguoi-lam-bao
pham-quoc-toan-tram-huong-phuc-trach
website-nha-bao-nha-tho-nha-van-hoa-si-le-minh-quoc
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_5
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_6
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_8
sach-cua-nha-bao-pham-quoc-toan-nguyen-pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam_7