Đó là đầu đề một tiểu phẩm trong tập sách mới nhất Cá chép hóa Rồng (Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, 2019) của nhà báo Phạm Quốc Toàn. Có lẽ đây cũng là tâm sự, là khát khao đến cháy lòng của ông về nghề văn, nghề báo. Không phải ai trong nghề chữ nghĩa cũng ngộ ra được điều ấy. Vào tuổi bảy mươi, đã qua gần 50 năm cầm bút ông nhận ra rằng, viết được những điều bé nhỏ mà có ích cho đời mới thật sự là cần thiết. Giống như con ông hút nhụy hoa làm mật cho không bao giờ quên những bông hoa, những loài hoa đồng nội mấy ai để ý như hoa nhãn, hoa bưởi, hoa dâu da xoan, hoa sú vẹt… nhưng ngược lại thì những con bướm la đà, lòe loẹt luôn nghĩ rằng những bông hoa kia nợ nó lời cảm ơn. Và thật sự Phạm Quốc Toàn, tác giả của 13 cuốn sách đã thật hạnh phúc khi ông đã làm được những điều không hề nhỏ.
Chẳng nhớ bao nhiêu nhà báo, nhà văn đã dành những tình cảm trân trọng, thân tình khắc họa về anh - Nhà báo xuất sắc Phạm Quốc Toàn, một người con Xứ Nghệ, gần gũi hơn là vùng đất nổi tiếng cả nước với trái bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn như là một sự ngẫu nhiên của địa văn hóa, quê anh có 99 ngọn núi Hồng, quê tôi có 99 ngọn Thiên Nhẫn. Phải chăng có sự trùng lặp gì đây về 90 số tạp chí Người làm báo bộ mới do anh phụ trách mà để lại cho bạn đọc bao nhiêu là dấu ấn.
(PQT- 15.9.2019) Không biết bắt đầu từ lúc nào, trong dân gian, lúc trà dư tửu hậu, thiên hạ vẫn thường đàm tiếu: Nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm. Tháng 6 năm 2019, dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, đây đó các sinh viên báo chí, các chi hội nhà báo, trên các trang mạng cá nhân, nhóm này nhóm kia đã tổ chức tọa đàm, trao đổi chủ đề: “Nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm”.
Họp mặt cựu sinh viên BC - XB, tại TP. Hồ Chí Minh, 50 năm tựu trường, 20.9.2019.
(PQT- 15.9.2019) Nhà báo, hoặc nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sĩ, võ sĩ... trước hết là công dân. Lẽ đương nhiên rồi, định đề này dễ ợt. Cũng như cậu học trò lớp Một vậy, buổi sáng ông thưởng cháu hai cái kẹo, buổi chiều bà thưởng thêm hai cái kẹo nữa, cả ngày em được thưởng bao nhiêu cái kẹo! Hỏi em, em trả lời: “Dạ thưa chú, bốn cái kẹo, dễ ợt ạ”!
(PQT- 15.9.2019) HƯU ĐỜI KHÔNG HƯU... CHỮ. Các nhà báo Phan Quang, Hà Đăng, Nguyễn Hồng Vinh, Nguyễn Xuân Lương, Khánh Tường, Trần Thế Tuyển, Trần Văn Hiền, Mai Sông Bé... và nhiều nhà báo khác “Hưu đời mà không hưu chữ”. Đó là những nhà báo sau khi đã có quyết định nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội nhưng họ vẫn đam mê viết, đi nhiều, viết khỏe, năng suất bài viết không thua kém so với những ngày còn tại vị. Nhà báo Nguyễn Triệu Hải, nguyên Trưởng phòng Thư ký xuất bản Báo Bà Rịa - Vũng Tàu với bút danh Sáu Bến Đình, Hải Lăng, mỗi ngày một tiểu phẩm chỉ dăm ba trăm từ, châm chích nhẹ nhàng chuyện người, chuyện đời. Nghỉ hưu đã gần chục năm, Nguyễn Triệu Hải có chừng ấy năm “Nghĩ nhanh - viết khỏe” - Hưu đời nhưng không hưu... chữ!
Nb Phạm Quốc Toàn với Chủ tịch VRG - Tập đoàn CN Cao Su Việt Nam Trần Ngọc Thuận (bìa phải).
(PQT- 15.9.2019) Đó là đầu đề bài tham luận tại một cuộc hội thảo báo chí quốc tế của nhà báo kỳ cựu Thái Lan - ông Bandhit Rajavatanadhanin, Chủ tịch danh dự Liên đoàn Báo chí ASEAN; Chủ tịch danh dự, Cố vấn cao cấp Liên đoàn Báo chí Thái Lan. Ông từng giữ cương vị Tổng Biên tập Nhật báo Bangkok Post - tờ nhật báo uy tín hàng đầu ở Thái Lan. Ông còn là Chủ tịch Câu lạc bộ uy tín các phóng viên kinh tế Thái Lan; người bạn có công kết nối quan hệ báo chí Việt Nam - Thái Lan, đồng nghiệp thân thiết với báo chí Việt Nam suốt mấy chục năm qua.
Nb Pham Quôc Toàn (trái), 50 năm trước - 1969.
(PQT- 10.12.2018)- Trời đất! Khu phố K. đời sống tinh thần các cụ quá xôm tụ.
(P.Q.T- 7.7.2018) Cơn mưa đầu hạ sầm sập đổ xuống. Kể cũng lạ. Trời đang trong xanh, nắng vàng rộm như màu mật ong rừng, như thảm lúa vàng bên dòng Ngô Đồng cố đô Hoa Lư khi mùa hè đến. Bỗng dưng mây đen vần vũ kéo tới, gió thổi ào ạt, trong chốc lát mưa rơi nặng hạt, thảm mưa long lanh như dát bạc dưới ánh mặt trời(!). Tôi nói với em: “Mưa bóng mây. Ở quê anh vẫn mưa như vậy, chốc lát là tạnh”. Em mỉm cười, nụ cười thật có duyên: “Không phải đâu anh, sắp giông lốc đấy, không chừng có mưa đá”. Tôi im lặng, nghe em nói, thán phục em. Mà sao nhỉ, tuổi đời chưa nhiều, dân Hà Nội gốc, thiên hạ vẫn thường nói “dân cày đường nhựa”, mà sao sành sõi quy luật của đất trời?
Nữ doanh nhân Ngô Thị Hồng Phượng bên lề cuộc hội thảo "Việt Nam - điểm đến", tại Tokyo - Nhật Bản.
(P.Q.T. 21.6.2018) TP. Huế cách tỉnh lỵ Quảng Trị hơn một giờ xe hơi. 9 giờ sáng ngày 12.5, chúng tôi đến huyện Hải Lăng. Bầu trời miền Trung trong xanh không một gợn mây, nắng chói chang, vừa sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời đã 35 - 36 độ C. Nhà báo, nhà văn Phan Quang đề nghị chúng tôi ghé thăm nghĩa trang gia tộc thắp hương cho ông bà nội ngoại, cho thân phụ và thân mẫu, tưởng niệm bà con trong dòng tộc. Điều mà chúng tôi rất cảm phục, đó là trí nhớ tuyệt vời của ông. Phan Quang rời làng Thượng Xá, xã Hải Thượng đi theo kháng chiến từ năm 1947 - 1948, lần nào ông trở về quê cũng ngập tràn cảm xúc, nhớ về quá khứ không sót một chi tiết nhỏ nào.
Nhà báo Phan Quang tại lễ kỷ niệm Tạp chí Người Làm báo tròn 30 tuổi.
(P.Q.T, 20.6.2018) Nhà báo, nhà văn Phan Quang, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, sinh ra và lớn lên tại làng Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Nhiều đồng nghiệp vẫn gọi Phan Quang là “lão tướng” - bởi tuổi tác và sự nghiệp báo chí - văn chương đồ sộ của ông. Ông sinh năm Mậu thìn - 1928. Tuổi cao, nhưng Phan Quang vẫn say mê “Đọc, đi, nghĩ, viết”, như ông thường nói. Ông là tấm gương sáng yêu nghề, lao động sáng tạo nghiêm túc, không ngơi nghỉ. Từ thành phố Huế văn hóa, cố đô Festival quốc tế - tản mạn, một góc nhìn về ông…
Nhà báo Phan Quang cùng Chủ tịch HNB, Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên Huế, 5.2018.
Trang 1 trong tổng số 3